Đồng chí Trọng bảo tam quyền phân lập là suy thoái đạo đức. Trong
ngữ cảnh phát biểu, hẳn hòi đồng chí nghĩ, phân lập tam quyền sẽ làm ảnh hưởng
đến quyền lãnh đạo của Đảng Cộng Sản đã được cài đặt duy nhất ở Hiến
pháp. Nhưng, thưa đồng chí, Điều 4 và tam quyền phân lập chẳng dính dáng nhau.
Phân lập tam quyền là phân chia quyền lực trong cùng bộ máy
nhà nước, không phải phân chia quyền lực giữa các đảng. Vì thế, đa đảng hay độc
đảng chẳng ảnh hưởng đến việc phân lập này. Hiến
pháp Mỹ ra đời khi xã hội Mỹ chưa có hoạt động đảng phái, đã tỏ rõ tam quyền
phân lập. Nước Mỹ thời Obama nhiệm kỳ thứ nhất, cả Lưỡng Viện lẫn Chính phủ đều
nằm trong tay Đảng Dân chủ, vẫn tam quyền phân lập. Thêm nữa, thẩm phán Tòa Tối cao HK được bổ nhiệm trọn đời để tránh tác động phe phái chính
trị.
Trên thực tế, như nhiều nước dân chủ trên thế giới, VN độc đảng vẫn xác quyết hẳn hoi những điều khoản Hiến pháp thể hiện nguyên tắc tam quyền phân lập như Điều 83, khoản 7 và khoản 9 Đ130, Đ136 và Đ137. Những điều khoản này đảm bảo hoạt động độc lập, giám sát, đối trọng lẫn nhau giữa ba nhánh quyền lực. Vấn đề còn lại chỉ là kỹ thuật phân lập, tức các thiết chế pháp luật, tạo nên mức độ phân lập nông sâu thế nào cho phù hợp với thực tiễn đất nước. Nông quá, hành pháp sẽ kiêm tư pháp. Sâu quá, dễ xảy ra tình trạng mỗi quyền lực có 1 nhà nước riêng cho mình.
Thưở khai sinh, mô
hình quản lý nhà nước bằng tam quyền phân lập
nhằm chống chuyên chế độc tài của chế độ vua chúa. Liên quan đến 2 từ
“độc tài”, dễ hiểu vì sao “tam quyền phân lập” được diễn giải là đặc sản chỉ có
ở chế độ đa đảng. Lắm người vin vào Điều 4 để gắn kết tam quyền sang tam tứ ngũ đảng. Cù
Huy Hà Vũ thưở chưa ăn cơm tù, từng phát ngôn “một thể chế mà chỉ có một Đảng Cộng sản Việt Nam tồn tại và hơn thế nữa, nắm quyền lãnh đạo vĩnh cửu, cái gọi là tam quyền phân lập đó không bao giờ có. »
Cù Huy thần kinh chính không chấp. Nhưng quả là tai họa khi đường đường Tổng Bí thư Đảng lại lú lẫn
giữa phân chia quyền lực nhà nước với
phân chia đảng phái. Trách chi “lề trái”
hăm hở bổ vào đó để đòi xóa bỏ điều 4 và đám thiểu số to mồm lại được dịp mồm
to hơn.
Ơ, kinh nhể :)
ReplyDeleteThis comment has been removed by the author.
ReplyDeleteĐồng chí Trọng bảo muốn tam quyền phân lập là suy thoái đạo đức ---> đúng. Đã là Đảng viên thì phải thực hiện đúng 4 lời thề khi kết nạp (ntn mời gúc). Nay muốn một điều không đúng chủ trương, quan điểm của Đảng thì chả suy thoái thì là gì?
ReplyDeleteTrong ngữ cảnh phát biểu, hẳn hòi đồng chí nghĩ, phân lập tam quyền sẽ làm ảnh hưởng đến quyền lãnh đạo của Đảng Cộng Sản đã được cài đặt duy nhất ở Hiến pháp@mồm Đỏ -----> sai.
Tam quyền chứ thập tam quyền phân lập cũng chẳng mảy may ảnh hưởng đến cọng lông chân của Đảng trong vc là lực lượng duy nhất lãnh đạo nhà nước, keke. Nhưng nó trái quan điểm của Đảng "quyền lực nhà nước là thống nhất blabla ...". Sai quan điểm, người đứng đầu Đảng phải lên tiếng ---> quá bình thường.
Ở XH tư bản, Nhà nước là thống nhất, quyền lực nhà nước là phân lập tam quyền. Ở XH ta Nhà nước và quyền lực nhà nước là thống nhất, keke.
This comment has been removed by a blog administrator.
ReplyDelete- Còm trên bị xóa vì nặc danh
ReplyDelete@ Mất Cả Tiền Lẫn Tình: tam quyền phân lập dính dáng gì đến lời thề Đảng viên hở bạn?
Tam quyền đều trong cùng bộ máy nhà nước tất nhiên phải có thống nhất, phối hợp rồi. Tuyệt không có bộ phận nào hoạt động đơn lẻ, đơn lập được. Tư bản hay cộng sản đều như nhau.
Tôi bảo tam quyền phân lập dính dáng đến lời thề Đảng viên ở đâu?
ReplyDeleteĐồng chí Trọng bảo với Ban Thường vụ tỉnh ủy Vĩnh Phúc đại loại -xem có ai (Đảng viên) muốn tam quyền phân lập không? Đấy có thể quy kết vào suy thoái-. Chủ trương, quan điểm của Đảng là không chấp nhận tam quyền phân lập. Đảng viên đã long trọng tuyên thệ tuyệt đối trung thành bla bla nay lại muốn một điều không đúng chủ trương, quan điểm, vi phạm lời thề khi kết nạp, chả suy thoái thì là cái gì?
Đồng chí Trọng không nghĩ đến mức "phân lập tam quyền sẽ làm ảnh hưởng đến quyền lãnh đạo của Đảng Cộng Sản đã được cài đặt duy nhất ở Hiến pháp". Cái này là bạn nghĩ, không phải đồng chí Trọng. Nếu bạn muốn tôi tin đồng chí Trọng nghĩ như vậy, bạn phải chứng minh.
Cả cái này nữa "Nhưng quả là tai họa khi đường đường Tổng Bí thư Đảng lại lú lẫn giữa phân chia quyền lực nhà nước với phân chia đảng phái". Bạn lại hồ đồ kết luận khi chưa chứng minh rồi. Hay mọi nhận định, kết luận của Đỏ đều là tiên đề? Hehe
Ông Tổng nói câu đấy ở đâu mà không thấy bác Đỏ dẫn nguồn nhở???
ReplyDelete@Mất tiền: Ông Trọng sẽ không phản đối tam quyền phân lập, nếu nhận thức được đó chỉ là sự phân chia các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp trong cùng một bộ máy nhà nước.
ReplyDelete@Kính Già: bác có thể xem clip ở đây