Bài mới

Sunday, April 28, 2013

Sến ít thôi, kưng!

Anh ku Đỗ Hùng vừa tương lên Thanh Niên bài: "Để trong nước và hải ngoại san bằng cách biệt". Cũng chẳng ngạc nhiên gì lắm vì anh ảnh từng tâm sự "Cờ đỏ cờ vàng" cực  sến bên lóc. Dưng đã lên báo Đảng thiết nghĩ nên nói đôi lời để rộng đường sến luận. 

Trước khi bàn chuyện cách biệt và san bằng cách biệt, anh ku Hùng phải xác định rõ ràng hải ngoại là ai nhé.  Là hơn 4 triệu con Vịt đương sinh sống, làm ăn ở các trang trại Sư tử, Hổ, Báo, Voi, Beo, Gấu, Chồn, Ngựa, Nai v...v. Hơn 90% sang chuồng, đổi trại vì các lý do sinh ra ở bên ngoài quê hương, học tập, lao động, đoàn tụ gia đình, buôn lậu, trồng "cỏ", hôn nhân, đầu tư v...v. Tổng đàn này, từ những con lưu ở các trại gia súc cựu XHCN, đến bầy đàn đương ngụ cư tại các chuồng chăn nuôi tư bản, chẳng có khác biệt gì với thân cày bừa trong nước cả. Cứ nhìn vào số kiều hối mà đo lòng dạ hải ngoại cho chắc. Chúng chỉ chăm chăm một mục đích thôi: đánh quả khác biệt giữa đồng Cụ với đô la/ euro/ bảng/ rúp/ won/ yên/ tân đài tệ/ ringit/  bạt/ kíp/ riel/ koruna v...v để kiếm cơm. Tuyệt nhiên chúng không hề khao khát 2 đồng này được san bằng cách biệt. 

Còn lại một nhúm cách biệt, nhúm tướng tá quan lính Ba Que hận 30/4 và con cái kế thừa nỗi hận mà nhân vật Hoàng Duy Hùng được đại diện. Nhúm này cho quá tay 10% đi, cũng chưa bao giờ và mãi mãi không bao giờ đủ số lẫn lượng tư cách đại diện cho cộng đồng hải ngoại trong vế cân bằng với 90 triệu quốc nội. Chưa thèm kể, nếu nói về F1 của họ, thì chỉ cần đem Nguyễn Cao Kỳ Duyên đối lập với Hoàng Duy Hùng thôi đủ làm bật ra vấn đề; sự khác biệt mà báo Thanh Niên đang đề cập  thực chất chỉ là một nhúm cỏn con hận thù cá nhân ích kỷ đến mức thành tội ác phản bội cội nguồn của mình. Tội ác này được san lấp aka đem chôn vào quên lãng đã quý lắm rồi, có cửa đâu mà đòi san bằng. 

Thật nực cười, một ông nghị viên thành phố Mỹ, quốc tịch Mỹ, tuyên thệ trung thành với Mỹ, cả đời sống ở Mỹ  lại huênh hoang "đấu tranh cho nguyên vọng của đồng bào trong nước". Làm báo sến đến mức này thì phải nghĩ ngay đến độ IQ có vấn đề, nếu không thì cầm chắc "rận chủ"

Nhưng thôi, anh ku Hùng vốn tiền án tiền sự sến ai cũng biết, không cần quàng thêm khoản IQ để anh ảnh còn đường phấn đấu. Cơ mà phải sến ít thôi, kưng.


Saturday, April 27, 2013

Trí thức vãi bô

Ngay khi Philippines đưa yêu cầu kiện Trung Quốc về tranh chấp bãi cạn Scarborough, các trí thức bô-shit đã hân hoan, hớn hở ký tập thể  một thư ủng hộ. Lời chào cuối thư đậm đặc phong cách trường kỳ kháng chiến: "Sự nghiệp chính nghĩa của chính phủ và nhân dân Philippines nhất định thắng lợi.". Thư đề 4/6/2012.

Giờ mọi việc rõ hơn tí, tuyên bố khởi kiện của Phi ngày 22/1/2013 cho thấy; "sự nghiệp chính nghĩa của chính phủ và nhân dân Philippines" không chỉ khoanh vùng bãi cạn Scarborough mà có cả một số vị trí thuộc quần đảo Trường Sa mà VN tuyên bố chủ quyền. Không biết bô-shit có còn muốn sự nghiệp chính nghĩa Philippines "nhất định thắng lợi" nữa không?

Đỏ, đại diện ưu tú cho giai cấp công nông VN, không đồng tình với sáng kiến học tập và làm theo bạn Phi Anh Hùng của các "trí thức hàng đầu đất nước". Đỏ, ngược lại, thiết tha đề nghị; VN hãy khởi kiện Phi trước, đòi lại Song Tử Đông, qua đó tiện phiếm khẳng định chủ quyền không thể tranh cãi của VN đối với Trường Sa. Giải pháp của Đỏ dễ dàng và khả thi gấp trăm lần, có phải?  

Thursday, April 25, 2013

Cảm ơn vô thần đi, các cha!


Cái bản góp ý Hiến Pháp của Phố Nhà Chung, lẽ ra Đỏ chẳng quan tâm, nếu không có 1 dòng đụng đến 2 ông cao tằng cố tổ bên nội nhà Đỏ, tức cụ Các-Mác Vĩ Đại và cụ Lê-Nin Sống Mãi.

Dòng viết thế này “phải hiểu thế nào và làm sao thực thi quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo bởi lẽ chủ nghĩa Mác-Lênin tự thân là chủ nghĩa vô thần

Các cha tinh thâm triết học, tu tập bác ái tình thế nào không biết, chứ ở dòng này, thể hiện sự vu vạ trơ tráo.

Một định nghĩa hoàn chỉnh về vô thần, cả thế giới còn đương cãi nhau bét nhè kia, trong ấy nghĩa nguyên thủy là không tin một đấng tạo hóa cụ thể và nghĩa phát triển là chủ động loại bỏ các vấn đề về chúa trời hay thần thánh và tôn giáo ra khỏi hoạt động tìm kiếm tri thức hay các hoạt động thực tiễn. Cả hai nghĩa đều ngời sáng bản lĩnh tự tin phẩm giá con người. 

Ở VN, về lý thuyết, chủ nghĩa vô thần  hoàn toàn phù hợp với tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên và các sự  hồn nhiên  tôn giáo khác của người Việt. Về  thực tiễn, chủ nghĩa Mác-Lê chẳng ảnh hưởng đến việc thực thi quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của người dân. Ngược lại đằng khác, nó đã gia ân phát triển  cho Thiên Chúa giáo vốn rất nhiều ẩn khuất lịch sử. Ngược lại nữa, chính tư tưởng hữu thần “Con Một Thiên Chúa” mà giáo dân VN trước 1960 không được phép thờ cúng tổ tiên như tín ngưỡng truyền thống; cũng chính tư tưởng hữu thần “thà mất nước không thà mất Chúa” mới gây nên đại họa binh đao máu lửa suốt 30 năm (1945-1975), trong đó có hẳn một giai đoạn Ngô Đình Diệm kỳ thị Phật giáo.

Thưa quý vị giám mục Nhà Chung, các vị muốn chủ nghĩa hữu thần nào thống trị? Muốn được tự do tôn giáo như Mỹ và phương Tây chăng? Ok, Đỏ, thay mặt Đảng và nhà nước, sẽ bỏ motto “Độc lập - Tự do - Hạnh phúc”, để thay vào đó khẩu hiệu “In Buddha we trust” (Nơi Phật chúng con phó thác); rồi đánh thuế nhà chùa, rồi phát lương cho các sư  sãi, rồi lấy ngày Phật Đản, ngày Vu Lan, ngày vía Quán Thế Âm làm ngày lễ quốc gia tất, như Mỹ và phương Tây đang làm với Thiên Chúa giáo. Khi đã đến mức "one Nation under Buddha" (một dân tộc dưới Phật) như lời công dân Mỹ tuyên thệ dưới lá quốc kỳ 50 sao với Chúa; quý vị giám mục đừng ân hận, đòi hoài vọng  giá trị vô thần của chủ nghĩa Mác-Lê nhé.

Con chiên VN đa số tập trung ở các vùng lạc hậu, kém phát triển. Họ đã vất vả lắm phần xác, đừng đày đọa họ thêm phần hồn. Thay vì vu vạ cho vô thần, hãy lấy làm sung sướng và hạnh phúc khi trên đất nước vô thần này, ngày Noel luôn được tổ chức tưng bừng, trang trọng, chan hòa khắp mọi nơi, trong khi ở nhiều nước dân chủ khác, Giáng Sinh và nhà thờ thường trở thành các mục tiêu tấn công đẫm máu, chỉ vì xung đột tôn giáo, tranh chấp thánh thần.

Hãy cảm ơn vô thần đi, các cha!

Out

   Một hôm message gửi sang,
Rộn ràng Ipad, rộn ràng váy hoa.
Rồi em off với người ta,
    Rồi em connect những ba năm trời.
    Ba năm mail, chat bồi hồi,
        Chiều qua lỗi mạng, out rồi nickname.  

Tuesday, April 23, 2013

Chuối Mẽo (3)


Greg tự chân đá phản lưới nhà khi những ví dụ Douglas Peterson, Caroline KennedyPamela Harriman, Shirley Temple Black lần lượt bẻ gãy những lập luận diềm hàng năng lực chuyên môn Mr. Ân của ông ta. 

Đỏ đặc biệt buồn cười khi Greg:
1- Lôi cả "các chi tiết lộn xộn ở bản lý lịch" ông Ân vào lập luận 
2- Chỉ trích "Những ngày này, các nhà ngoại giao làm việc tại ĐSQ Mỹ tại Hà Nội xử lý các vấn đề nhạy cảm về ngoại giao, trong khi LSQ tại tp HCM đứng đầu là An Lê có xu hướng được xem như là một trung tâm xử lý thị thực nhập cảnh"


(1) rất trẻ con. (2) thì hehe Greg phải về học lại chức năng của một lãnh sự quán. Chức năng ấy chỉ dừng lại ở sự vụ hành chính (hộ tịch, hộ chiếu, đăng ký bầu cử...) và kết nối các cơ hội đong gạo trong vùng lãnh sự của mình thôi nhá. Đừng mong Ân Lê chạy đi thăm Thích Quảng Độ, hay bay ra Đà Nẵng xem "đàn áp Cồn Dầu", hay tót về Hà Nội đòi tháo gông cho Cù Cưa Đi Kiện. 

Nội dung "nhân quyền" được lồng ghép lộ liễu trong bài làm nên độ chuối cả nải của Greg.

Thưa Chuối, vụ này đã được Nhà Trắng giải quyết êm đẹp rồi. Chú xì-tin Edward Y.Lee vô danh Quốc Hội, hồi tháng 3/2012, được cử ra xoa đầu một thỉnh nguyện thư "nhân quyền cho VN" lập kỷ lục hơn 130 000 chữ ký cơ. Chú bảo, các cụ thôi về đi, ráng bảo nhau làm nail và học tiếng Anh cho tốt. Hà hà, nghe chuẩn không cần chỉnh.  Muốn chuyên chính trị VN, nhẽ Chuối nên tiềm hiểu những vụ tuyền ký gửi Mẹ VN mắt xanh mũi lõ trước đã. Nó hoành hơn gấp vạn cái trang report của Chuối.

Mr. Ân thành bại ghế đại sứ sau này hay không là do tính toán chiến lược của Nhà Trắng. Những cái đầu Harvard không ngu để chúng ta ngồi gõ phiếm mơ quăng bom sát thương ông ta. 

Cá nhân Đỏ thì không khoái Ân làm Đại sứ. Người Mỹ gốc Việt muốn leo ghế chính trị cao cấp, cứ phải để Da Trắng Thượng Đẳng Mỹ cưỡi đầu chỉ dạy thêm 30 năm nữa, may ra mới "rũ bùn đứng dậy sáng lòa" được. 




Sunday, April 21, 2013

Chuối Mẽo (2)


Phương pháp săn tin điều tra của Greg Rushford nghe thật thiên tài. Chỉ hacker siêu hạng và mafia gộc mới blah blah vanh vách các email riêng tư của người khác mà không sợ bị FBI sờ gáy. Tuy nhiên, một điều chắc chắn là, phương pháp ấy tuyệt không ngăn chặn đường lên báo chí chính thống của “How (Not) To Become A US Ambassador”. Nước Mỹ cực yêu chuộng scandal chính trị, chỉ cần đánh mùi “bom tấn” sẽ không chậm chân bỏ qua. Cứ nhìn vụ Wikileaks đủ biết.  Bradley Manning cứ việc vào tù, Julian Assange cứ việc chạy trốn truy nã, còn New York Times cứ ung dung câu viu với tài liệu mật bị rò rỉ của Bộ Ngoại giao Mỹ.

Đã nói, bài của Greg chuối rất.

Với nước Mỹ - bậc thầy nghệ thuật lobby và sân khấu lobby hoàn hảo, hoàng tráng nhất thế giới - mọi thứ đều có thể, không phân biệt "usual" (bình thường) - "unusual" (bất bình thường), "traditional" (truyền thống) - "non-traditional" (không truyền thống), như Greg. Chỉ tồn tại định lượng "legal" (hợp pháp) - "illegal" (bất hợp pháp) thôi. Greg không chỉ ra được Lê Thành Ân “chạy chức” illegal chỗ nào khi chỉ sử dụng email để nhờ vả, thúc giục và cảm ơn người ủng hộ mình. Vì thế, mọi cố gắng diễn giải của Greg về "xì-tai Á Châu cả gan trơ trẽn" tham vọng đại sứ không gây cháy nổ báo chí. Chưa kể tham vọng ấy đương tôn vinh giá trị “giấc mơ Mỹ” cho Hợp chúng quốc vĩ đại của Greg. 

Thực ra  Greg không nhằm đấu tố vụ chạy chức của Lê Thành Ân. Mục đích chính nằm ở đoạn trích dưới đây. Mục đích này thì Greg bộc lộ từ lâu rồi, từ vụ án Lê Công Định kia, xem nguyên văn  ở đây, ở đây hoặc qua Bà Buôn Cải tiếng Việt ở đâyở đây cho dễ hiểu truyền thống Chuối Mẽo

"Tôi hỏi bác sĩ Tâm và David Dương,  họ có tin ràng việc cổ vũ dân chủ nên bị cấm đoán một cách hợp pháp tại đất nước của họ hay không. Không ai đã trả lời. Thực tế của việc các nhà lưu vong nổi tiếng ấy sẵn sàng ngoảnh mặt nhắm mắt và im tiếng về những vấn đề nhân quyền cốt lõi- có lẽ vì nếu hành động gì khác sẽ là bất tiện cho việc duy trì các quan hệ hiện tại của họ với chính phủ cộng sản đang cai trị Việt Nam - sẽ bị nhiều người xem là xúc phạm. Và quay trở lại quê hương, người ta có thể tưởng tượng được phản ứng ở đấy khi những tin tức này được biết đến bởi những công dân Việt Nam hiện đang tiều tụy trong tù bởi vì họ có đủ can đảm để cổ vũ cho quyền bầu cử."

Còn, sẽ vẫn xì-pam...

Saturday, April 20, 2013

Chuối Mẽo (1)

Greg Rushford khuấy động Net Việt bằng bài viết "How (Not) to Become a U.S. Ambassador" nêu đích danh toàn các nhân vật tai to mặt lớn trong cộng đồng người Mỹ gốc Việt. Một vấn đề "vĩ mô"  thế sao chỉ tải trên trang cá nhân khiêm tốn thay vì gửi chạy tít trang nhất các nhật báo hàng ngày? Lý do đây:

- Wall Street Journal chuyên trị kinh tế. Tờ báo mà Greg Rushford cộng tác này không hoan nghênh mấy yếu tố chính trị cảm tính như lobby, nhân quyền và các loại tương tự. Chúng chắc chắn làm ảnh hưởng đến tư duy phân tích, đánh giá những chỉ số kinh tế của họ - tư duy đã được bảo chứng Pulitzer nhiều chục lần.

- Các tờ chuyên chính trị - xã hội  không chào đón một trình bình luận dưới tầm vấn đề ngoại giao, khi chỉ tính đến cảm xúc của một thiểu số chống cộng cực đoan trong cộng đồng người Mỹ gốc Việt. Hơn nữa, văn phong bình luận chính trị chuyên nghiệp Mỹ luôn tránh những từ lóng có thể gây rắc rối như "A certain Asian-style chutzpah" (sự cả gan trơ tráo kiểu châu Á), mà Mr. Rushford   đã sử dụng trong bài. 

Túm lại, lý do chính là bài của Greg chuối, chuối cả nải, Khổ nỗi dân mình chuộng ngoại, lại ưa cải, nên chuối Mỹ bỗng thành đặc sản.

Còn, đương xì-pam...

Lại nhảm

Dự án xe đạp hóa Hà Nội, ba bảy 21 ngày, sập chắc, dù phía đề xuất đã viện dẫn hình ảnh Hà Lan làm ví dụ chống lưng.

Ít ai biết, yếu tố quyết định ngôi vị bậc nhất cho xe đạp ở đất nước Cối Xay Gió là tình yêu xe đạp.

Tình yêu  xe đạp trên xứ sở Tulip có lịch sử hơn trăm năm. Nó phù hợp với diện tích đất liền nhỏ bé có những khoảng cách ngắn, với văn hóa sống chăm chỉ và khiêm tốn, giản dị và yêu chuộng tự do,thân thiện với môi trường  của Đỏ Sẫm, từ bậc hoàng gia cho đến giới bình dân

royals cycling - 1930-ies 

Tình yêu xe đạp của Hà Lan mạnh hơn cả bom bùng nổ công nghệ sau WW2 và làn sóng đổ bộ đầy ma lực của ô tô. Những năm 1970 xảy ra phong trào quần chúng mạnh mẽ đòi quyền được đạp xe an toàn bên những động cơ phi ầm ầm trên 80km/h. Kết quả, phong trào đã thúc đẩy chính phủ tiếp tục xây dựng hệ thống giao thông cho xe đạp và hoàn thiện dần đến mức ấn tượng như ngày nay. 

Hà Nội ngạo mạn và chao chát không yêu xe đạp. Hoàng kim câu hát "em vẫn đạp xe ra phố, anh vẫn tìm âm thanh mới" chỉ là biểu tượng một thời nghèo đói, lạc hậu, bị phá hủy nặng nề bởi chiến tranh, bị cấm vận mạnh mẽ bởi thế giới phương Tây thù địch và không còn sự lựa chọn nào khác. Thế nên, khi có điều kiện mới, Hà Nội sẵn sàng vứt bỏ xe đạp, như vứt bỏ một ám ảnh quá khứ nặng nề. Để bập vào xe máy, định hình một thứ văn hóa xe máy vừa linh hoạt thú vị, vừa đầy bi kịch. 

Hà Lan  đặt tình yêu xe đạp vào tổng thể chiến lược quy hoạch cẩn trọng từng tấc đất, từng giai đoạn phát triển. Vẫn không tránh khỏi  đau đầu khi số lượng phương tiện cá nhân quá lớn dù giao thông công cộng phủ sóng mọi ngõ ngách. Còn Hà Nội? Ngẫu hứng xe đạp hóa  dựa dẫm ăn đong vào cung cầu thị trường sáng nắng chiều mưa, trên nền quy hoạch đô thị thảm họa đến mức bó tay. 

Hà Nội, có một cách nhanh hơn, nên ném một quả nuke dọn sạch những thứ đương tồn tại để có thể bắt đầu  điều gì đó mới mẻ cho giao thông. 


Tuesday, April 16, 2013

Bé bi?

BBC vừa đăng bài "Công nhận VNCH vì biển đảo ngày nay?" đề tên Dương Danh Huy và cộng sự - Quỹ nghiên cứu Biển Đông. Tóm tắt chủ ý của nhóm tác giả như sau: cần công nhận Việt Nam Cộng Hòa như một quốc gia để vô hiệu hóa công hàm PVĐ và kế thừa chủ quyền Hoàng Sa từ "quốc gia" này. 

Luận điểm không mới, Đỏ đã đọc suốt 2 năm nay trên các báo chí, diễn đàn, trang mạng Việt ngữ ở hải ngoại. Cứ nghĩ; thôi thì mấy ông già Cờ Vàng sắp gần đất xa trời, nuối tiếc chút vàng son quá khứ thành mê sảng, chẳng nên chấp. Nào ngờ giờ lại rành rành từ một nhóm học giả có uy tín về nghiên cứu Biến Đông.

Ông Huy không nói rõ CHXHCNVN cần công nhận những gì và công nhận như thế nào để VNCH là một "quốc gia" trong biện pháp đấu lý với TQ. Thực tế,  mất Hoàng Sa chẳng liên quan đến công hàm PVĐ và việc kế thừa chủ quyền HS từ tay VNCH hoàn toàn đương nhiên khi đất nước thống nhất 2 miền, trên cơ sở được quốc tế công nhận toàn vẹn lãnh thổ VN thông qua HĐ Geneva 1954 và Paris 1973. 

Từng nghiên cứu nhiều năm, hẳn ông Huy và cộng sự phải biết rằng, tranh chấp HS xảy ra từ trước WW2 giữa Pháp - Trung. Từ 1947 - 1950, HS đã bị Tưởng Giới Thạch đổ quân chiếm đóng nhân danh giải giáp quân Nhật.  Sau khi Pháp thua trận, phải rút quân khỏi Đông Dương, TQ đã nhanh tay xúc gọn một nửa HS vào năm 1956. Cùng năm, Đài Loan chiếm Ba Bình ở TS. Lúc này, công hàm PVĐ vẫn chưa ra đời. Đến 1968, Philippines chiếm một số đảo ở TS dù công hàm PVĐ chẳng "bán nước" cho Phi. Chưa nghe ai đặt vấn đề đòi lại chủ quyền ở các đảo bị Đài Loan và Phi chiếm đóng, mặc dù điều này dễ gấp nhiều lần so với đương đầu TQ. Phải chăng yêu nước chỉ cần thù Tàu là đủ? 

HS mất trong giai đoạn 1956 - 1974, giai đoạn mà "quốc gia" VNCH được thế giới phương Tây cưng như trứng, hứng như hoa để dựng tường thành chống domino "làn sóng đỏ". Đến 80 nước công nhận chính phủ VNCH, nhiều hơn so với số nước công nhận VNDCCH. Mỹ không tiếc tiền của xây dựng cho quốc gia này một lực lượng không quân lẫn hải quân hùng mạnh thứ tư thế giới. Rốt cuộc mất HS vẫn mất. VNCH không một gờ-ram giá trị ngăn chặn tham vọng lưỡi bò Đại Hán, cả về pháp lý lẫn quân sự.

HS đã mất và "quốc gia VNCH" đã bị chính bố đẻ của mình, tức Mỹ, vứt đi như vất một tờ giấy vệ sinh. Sao lại có người manh nha hy vọng nhặt lại tờ giấy đó để đòi nhát ma Tàu Khựa nhỉ?

Ông Dương Danh Huy nghe nói đã già rồi. Về già người ta thường bé lại, cách nghĩ, cách làm như con nít vậy.  Nhưng không lẽ "bé bi" đến mức này sao?

Monday, April 15, 2013

Rách việc


Cá nhân Đỏ khoái tên Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa. Thứ nhất, vì đỡ tốn phiếm hơn CHXHCNVN. Thứ nhì, vì tên do Bok Hồ đạt. Bok làm việc gì cũng tinh tế, cẩn trọng, nhất là khoản đại đồng thế giới, Đỏ ưng. 

Ý kiến lấy lại tên VNDCCH được báo Dân Trí viết: “Tên gọi này có khả năng lôi cuốn, tập hợp đoàn kết toàn dân tộc, tạo sự đồng thuận chung trong xã hội, đồng thời thuận lợi hơn trong quan hệ hợp tác với các nước khác trên thế giới…”.

Xem xét cẩn trọng thì thấy vậy chứ chẳng phải vậy.

Một nhỏ, XHCN chẳng làm chia rẽ ai cả, công vĩ đại thống nhất 2 miền Nam-Bắc đằng khác. Có chia rẽ chăng là mấy cụ Cờ Vàng ba que Bolsa-Cali thù hận điên cuồng không dứt, sống để bụng, chết mang theo. Lũ F1 rưỡi con cháu các cụ hiện lo cày để kiếm mảnh bất động sản cắm dùi ở VN. Đám F2 cũng đu 2 jobs kiếm tiền trả bill, chả bao giờ đếm xỉa nỗi quốc hận 30/4 của cha ông cả. Nhẽ 90 triệu quốc nội lại rỗi hơi nhòm ngó việc này?

Hai nhỏ, quốc tế càng không rảnh đấu tố quốc hiệu. Giao tiếp cá nhân giữa các nước, chỉ gọn lỏn hỏi đáp, anh chị Mỹ/Pháp/Anh/ Ấn/ Phi/ Việt/ Lào/ Cam… Tuyệt không thêm mấy dòng lằng nhằng như Hợp chúng quốc, Vương quốc, Liên hiệp, Liên bang, Cộng hòa, Dân quốc v…v. Giao tiếp chính phủ, cứ nơi nào có mùi tiền là quốc tế tới, đừng lo. Bãi bỏ cấm vận VN năm 1994 cũng do doanh nhân Mỹ hậm hực đòi Quốc hội. Họ quá sốt ruột kiếm cơm ở một thị trường 90 triệu sức mua đầy tiềm năng, chứ gì nữa.

Nói thêm, VNDCCH đã từng bị cụ Diệm kéo miền Nam ly khai, bị cường quốc năm châu dội lên đầu cả mấy chục ngàn tấn bom đạn lẫn mấy chục triệu lít chất độc hóa học suốt 30 năm;  có "đoàn kết dân tộc" và "thuận lợi hợp tác quốc tế" gì đâu. Cái sự  "tên gọi XHCN bị cộng đồng quốc tế ác cảm” (chữ dùng của BBC), trong trường hợp này và các tương tự, cần được gọi tên chính xác là “thái độ thù địch” của “thế lực thù địch”.  

Tên CHXHCNVN cũng có lý do của nó. Suốt 30 năm tồn tại (1945 – 1975), VNDCCH được quốc tế gắn chết với chỉ nửa nước VN: Bắc Việt. Khi 2 miền thống nhất, lẽ đương nhiên cần thiết phải có tên mới. CHXNCNVN  mang đậm dấu ấn Liên Xô hẳn rồi. Sau LX sụp đổ, XHCN đứng chơ vơ mỗi quốc hiệu VN. Ngó cũng kỳ kỳ so thông lệ thế giới. Nhưng thây kệ, không sao, tên nước hệ trọng chứ có phải đẽo cày đâu mà toan tính chuyện  giữa đường.

XHCN, như cụ Đồng định nghĩa, là những gì tốt đẹp nhất cho nhân dân. Mơ ước điều tốt đẹp trong quốc hiệu có gì là tội lỗi mà phải đòi thay thế nó? Căn nguyên mọi thứ do VN nhược tiểu hình con giun quằn quại binh bụp phát dập mặt 2 đại gia Pháp, Mỹ, thế mới sinh chuyện. Giờ đặt tên “Hợp chúng quốc VN” đi nữa, vẫn bị “cộng đồng quốc tế ác cảm” như thường. Chỉ có một cách duy nhất thôi: xóa bỏ Đảng Cộng Sản, thành lập dăm mớ đảng Xôi/Thịt/Sến/Bựa gì gì đó, rồi lận gạch củ đậu vào quần tà lỏn, vác ná cao su quàng vai, ôm tấm xốp nắp thùng đá bơi ra Biển Đông tả tả Tàu Khựa. Đến mức này thì dẫu có tuyên quốc hiệu “Cộng hòa Satan Việt Nam”, chắc cũng không “cộng đồng quốc tế” nào ác cảm. 

Túm váy cái, đổi quốc hiệu không làm thay đổi điều gì như mong muốn. Đừng bàn luận chi cho rách việc, trừ nhàn cư vi bất thiện không tính.

Saturday, April 13, 2013

Vĩnh biệt Hoàng Sa!


Tiền Phong đã gỡ bài “Mỹ sẽ giúpVN bảo vệ ngư dân”. Đọc bản sao ở các báo khác, Đỏ cười văng kẹo mút. Chuối đến thế là cùng.

68 năm đồng minh dưới bóng ô dù hạt nhân Mỹ, Nhật vẫn không thể đòi lại được quần đảo Chishima (Kuril) vốn bị Nga chiếm đoạt sau WW2. Ước nguyện giành lại Kuril thực sự chấm hết khi Medvedev bắt tay tăng cường quân sự trên đảo này. Trong tranh chấp Senkaku với TQ, Nhật cũng không hề được ông lớn Mỹ ban điều gì thiết thực hơn lời khuyên kiềm chế, xuống thang xung đột. Và thế là, trận so giày trong vụ án thuyền trưởng tàu đánh cá  đã ghi 1-0 nghiêng về đội tuyển Bắc Kinh.  

Cho đến nay, những gì Mỹ làm được cho “các dân tộc đương bị TQ đàn áp dã man con ngan ở Thái Bình Dương” là bán vũ khí, là tăng cường vành đai vệ tinh bảo vệ Guam, là chọc ngoáy hậu trường chính trị để củng cố lại địa vị của mình sau nhiều năm thờ ơ ngó lơ sang xứ Hồi giàu dầu mỏ.  Xong.

Hoàng Sa vĩnh viễn không bao giờ quay lại với VN được nữa. Chỉ ngủ mơ mới thay đổi được sự thật này. Không cần thông minh lắm cũng nhận chân được bản chất vấn đề. Tất nhiên chẳng lãnh đạo nhà nước nào tuyên bố cả, vì chủ quyền dân tộc và vì sinh mệnh chính trị. Các phe phái đối lập càng không, bởi đây là lá bài tốt nhất cho họ cơ may diễn trò hề yêu nước nhằm kích động và lôi kéo quần chúng. Báo chí ư? Bát quái trận đồ chữ nghĩa ngoại giao là cần câu cơm của họ, chớ tin. Chỉ  Đỏ thôi, Đỏ nói.

Đỏ nói, vì dân Việt ngu lắm, cứ nghe oánh Tàu là húng chồm chồm lên. Yêu nước là thù Tàu, thù Tàu là yêu nước? Ngu chết ráng chịu, cấm đòi  tiền tử tuất và viết Tổ quốc ghi công. Nhìn sang Nhật đi, dân Nhật gần như quên lãng Chishima, đến mức chính quyền Nhật lâu lâu phải hô hào hâm nóng lại ý thức chủ quyền. Nhật ngu chăng? Nhật hèn chăng? Chã. Giàu có và thông minh hơn ta nhiều cấp. Chúng không rảnh làm việc đối đầu sự thật. Chúng tìm cách sống chung với sự thật.

Những gì mà chính quyền VN làm hôm nay trong xung đột với TQ trên Biển Đông, đã là điều tốt nhất có thể. Thế thì, hãy ráng tự thân xoay sở cách kiếm cơm, thay vì chò hỏ ngồi bắt khoan bắt nhặt thằng Khựa và mơ tàu Mỹ vào giúp bắt thêm vài con cá. Xung đột leo thang chiến tranh sẽ khiến ngư dân  tuyệt đường ra biển; chưa kể Phi, Đài sẽ nhân tiện uýnh úp thêm vài đảo ở Trường Sa. Nữa này, các nhân sĩ, chí sĩ Hồ Gươm ngay lập tức sẽ được tổng động viên sung quân đầu tiên, thề đấy, ok không?  

Nào, giờ thì hẵng bình tĩnh ngồi xuống và nói cùng Đỏ: Vĩnh biệt Hoàng Sa.

Thursday, April 11, 2013

Lú cấp Tổng


Đồng chí Trọng bảo tam quyền phân lập là suy thoái đạo đức. Trong ngữ cảnh phát biểu, hẳn hòi đồng chí nghĩ, phân lập tam quyền sẽ làm ảnh hưởng đến quyền lãnh đạo của Đảng Cộng Sản đã được cài đặt duy nhất ở Hiến pháp. Nhưng, thưa đồng chí, Điều 4 và tam quyền phân lập chẳng dính dáng nhau.

Phân lập tam quyền là  phân chia quyền lực trong cùng bộ máy nhà nước, không phải phân chia quyền lực giữa các đảng. Vì thế, đa đảng hay độc đảng chẳng ảnh hưởng đến việc phân lập này. Hiến pháp Mỹ ra đời khi xã hội Mỹ chưa có hoạt động đảng phái, đã tỏ rõ tam quyền phân lập. Nước Mỹ thời Obama nhiệm kỳ thứ nhất, cả Lưỡng Viện lẫn Chính phủ đều nằm trong tay Đảng Dân chủ, vẫn tam quyền phân lập. Thêm nữa, thẩm phán Tòa Tối cao HK được bổ nhiệm trọn đời để tránh tác động phe phái chính trị.


Trên thực tế, như nhiều nước dân chủ trên thế giới, VN độc đảng vẫn xác quyết hẳn hoi  những điều khoản Hiến pháp thể hiện nguyên tắc tam quyền phân lập như Điều 83, khoản 7 và khoản 9 Đ130, Đ136 và Đ137.  Những điều khoản này đảm bảo hoạt động độc lập, giám sát, đối trọng lẫn nhau giữa ba nhánh quyền lực. Vấn đề còn lại chỉ là kỹ thuật phân lập, tức các thiết chế pháp luật, tạo nên mức độ phân lập nông sâu thế nào cho phù hợp với thực tiễn đất nước. Nông quá, hành pháp sẽ kiêm tư pháp. Sâu quá, dễ xảy ra tình trạng mỗi quyền lực có 1 nhà nước riêng cho mình. 

Thưở khai sinh, mô hình quản lý nhà nước bằng tam quyền phân lập  nhằm chống chuyên chế độc tài của chế độ vua chúa. Liên quan đến 2 từ “độc tài”, dễ hiểu vì sao “tam quyền phân lập” được diễn giải là đặc sản chỉ có ở chế độ đa đảng. Lắm người vin vào Điều 4 để gắn kết tam quyền sang tam tứ ngũ đảng. Cù Huy Hà Vũ thưở chưa ăn cơm tù, từng phát ngôn “mt th chế mà ch có mt Đng Cng sn Vit Nam tn ti và hơn thế na, nm quyn lãnh đo vĩnh cu, cái gi là tam quyn phân lp đó không bao gi. »

Cù Huy thần kinh chính không chấp. Nhưng quả là tai họa  khi đường đường Tổng Bí thư Đảng lại lú lẫn giữa  phân chia quyền lực nhà nước với phân chia đảng phái. Trách chi  “lề trái” hăm hở bổ vào đó để đòi xóa bỏ điều 4 và đám thiểu số to mồm lại được dịp mồm to hơn. 

Tuesday, April 9, 2013

Đỏ Sẫm

Màu đỏ thể hiện quốc gia có GDP cao. GDP càng cao, đỏ càng sẫm


Nhà xây ở một Đỏ Sẫm rất thú vị. Cửa chính không hề hướng ra mặt đường như thường lệ. Nó được đặt bên hông, thậm chí sau lưng.



"Văn hóa mặt hậu", tạm gọi thế để khác biệt với "văn hóa mặt tiền", được định hình bởi Luật Jante (Janteloven), trình bày lối sống kín đáo, khiêm tốn đáng ngạc nhiên của một quốc gia sở hữu mức sống thuộc loại top thế giới. 

Không ồn ào xe cộ, nhà cửa, không lỉnh kỉnh trang sức, hàng hiệu phụ kiện phụ trợ; Đỏ Sẫm không nghĩ mình là điều gì đó thật đặc biệt và tốt hơn người khác.  

Sunday, April 7, 2013

Gửi bloggers "lề phải"


Bản án 5 năm của ông Vươn được một số blogger, tạm gọi “lề phải”, nhận định là sự cân nhắc hợp lý của phiên Tòa nhằm làm thất bại âm mưu “catwalk and photoshoot” của VN’s Next Top Demo-crazy (not Demo-cracy/ Democracy).

Nhận định của họ  vô tình biến phiên Tòa, nơi bảo vệ luật pháp và trừng trị tội phạm, thành trò chơi "diễn biến" với một thiểu số to mồm. Qua đó, họ vô tình  nâng cao thiểu số đó trong phép cân lượng với chính quyền.

Trước hết, cần nhìn nhận sự nổi loạn của ông  Vươn là dấu ấn của tính cách “quai đê lấn biển”, chứ không bị kích động như các vụ dân oan đất đai khác. Cái cách ông Vươn chọn luật sư thể hiện điều đó. Thiểu số to mồm theo truyền thống “giây máu ăn phần” lập tức nhảy vào. 

Thứ hai, nhưng quan trọng nhất, thực sự và thực tế, thiểu số to mồm chẳng mảy may chút gờ-ram giá trị trong mắt chính quyền. Ngược lại đằng khác, họ được sử dụng thành bằng chứng trước quốc tế để tuyên bố VN có tự do ngôn luận và đối lập.

Không nơi đâu trên thế giới như VN; khiếu kiện, khiếu nại, tố cáo lại nườm nượp và dai dẳng đổ về cửa Chính phủ, Quốc hội thay vì ra Tòa theo luật định. Một người am hiểu Luật như ông Vươn, hoàn toàn biết mình có quyền đề nghị kháng nghị giám đốc thẩm/ tái thẩm theo Điều 211 và 234 Luật Tố tụng hành chính, để phản đối quyết định Tòa phúc thẩm. Tại sao ông ta chọn hoa cải?. Vì ông ta thực sự nhận ra mình đuối lý và muốn đảo ngược tình thế bằng cách nổi loạn.  Trường hợp Đoàn Văn Vươn làm nổi bật và sâu sắc hơn một thực trạng đáng buồn: trong mắt dân, cửa quan mới là tòa án, tức hành pháp kiêm tư pháp. Thực trạng này, rất tiếc, được chính quyền chủ động ôm vào, thay vì phải nhanh chóng và kiên quyết xóa bỏ.

Hành pháp kiêm Tư pháp, đây mới là điểm chính khiến xã hội VN trở nên thiếu tin cậy trong giải quyết các xung đột xã hội và chính quyền dễ dàng bị tấn công nặng nề dưới chiêu bài “chống độc tài cộng sản”; dù rằng độc đảng hay đa đảng chẳng liên quan đến tam quyền phân lập.

Chúng ta có thể góp phần cải thiện thực trạng này bằng cách, cụ thể trước mắt, tập trung vào giá trị thật của phiên tòa ĐVV, tức các điều khoản luật pháp và tình tiết tội phạm, để xác định vai trò Tư pháp, thay vì hào hứng chơi trò oẳn tù tì với thiểu số to mồm 

Saturday, April 6, 2013

Tư pháp vị thành niên

Vụ án Cống Rộc vừa xong phiên sơ thẩm. Bản án tuyên quá thấp dưới khung hình phạt khiến người theo dõi cảm thấy hụt hẫng và buồn cười nhiều hơn  cảm nhận sự khoan hồng của Luật pháp hay bị thuyết phục bởi lý lẽ "do quá bức xúc" của bị cáo. 

Bản án mực đen giấy trắng chưa biết ra sao, nhưng các tình tiết giảm nhẹ nếu đem đối chiếu giữa Điều 46 Luật HS với trường hợp ông Vươn tại Tòa thì gần như chẳng ăn nhập gì với nhau. Trong khi đó, các tình tiết tăng nặng theo Điều 49 lại quá rõ ràng như, phạm tội có tổ chức, cố ý sử dụng  phương tiện có khả năng gây hại cho nhiều người, cố tình phạm tội đến cùng, gây hậu quả nghiêm trọng, không tỏ ra ăn năn hối cải.  

7 người bị thương, có người lãnh đến 23 mảnh đạn chì. Hậu quả chưa gây chết người nằm ngoài ý muốn hung thủ. Giả sử hôm ấy rơm không ướt và bình ga phát nổ? Tại Tòa, ông Vươn bày tỏ lời cảm ơn với Đảng, nhà nước, chính phủ. Vợ ông yêu cầu trả tự do cho toàn bộ người thân. Không nghe ai bày tỏ với 7 nạn nhân một lời xin lỗi.  Tất cả đều khăng khăng "phòng vệ chính đáng". 

Đáng lưu ý,  Điều 47 BLHS quy định; khi có ít nhất hai tình tiết giảm nhẹ theo Đ46, tòa có thể quyết định một hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hình phạt luật định, nhưng phải trong khung hình phạt liền kề nhẹ hơn của điều luật. Khoản 2, liền kề với khoản 1 Điều 93 tội danh giết người,  có khung hình phạt từ 7-15 năm. Theo đó, dù được giảm nhẹ đến mức nào thì hình phạt dành cho ông Vươn - kẻ chủ mưu và ông Quý - kẻ trực tiếp thực hiện đắc lực, không thể nhỏ hơn 7 năm tù giam. 

Theo Vnexpress, nói lời cuối cùng, bị cáo Quý không xin gì cho mình, chỉ mong Tòa giữ nguyên mức án mà VKS đề nghị áp dụng cho anh trai. Chứng tỏ, người phạm tội đã nhận thức  5 năm tù là quá nhẹ so với hành vi cố ý giết người của họ. Bản án liệu đủ sức răn đe tội danh "giết người thi hành công vụ" và thể hiện nghiêm minh pháp luật?

Thả rơi tự do hình phạt đến mức phá sàn quy định; phiên tòa rõ ràng bị chi phối quá mạnh mẽ bởi yêu cầu của Thủ tường phải xem xét các tình tiết giảm nhẹ cho gia đình ông Vươn. Sở dĩ có cảnh tréo ngoe "luận tội như beo, tuyên án như bèo" là do những vị quan tòa hối hả xách cặp chạy theo  lời Thủ tướng, từ tái thẩm tối cao Tòa hành chính sang sơ thẩm Tòa hình sự. Dễ dàng liên tưởng hình ảnh một đứa trẻ cun cút bám váy mẹ

Tư pháp VN còn vị thành niên. Một đứa trẻ thì làm sao đủ sức giải đáp điều thú vị của ông Phil Robertson, PGĐ  khu vực Châu Á - Human Rights Watch:

“Thật thú vị khi những người bị cáo buộc dùng võ khí, súng ống chống lại chính quyền thì bị 5 năm tù trong khi những người chỉ thể hiện quyền tự do ngôn luận của công dân để bày tỏ chính kiến như blogger như Điếu Cày lại bị kêu án 12 năm tù. Thực trạng này thật kỳ quặc và cần lời giải thích từ nhà cầm quyền Việt Nam.” 

Thursday, April 4, 2013

Thiểu số to mồm

Thiểu số to mồm (loud-mouthed minority)! 

Thị trưởng Chuck Reed dùng từ này để miệt thị đám ba que hung hăng biểu tình vụ tên gọi "Little Saigon" hồi 2007 ở San Jose, California. Dù dân chủ cách mấy, người Mỹ cũng không tiêu hóa nổi sự trơ trẽn đáng khinh của những kẻ chuyên bám welfare, thích trốn thuế  nhưng luôn gào thét tín điều chống cộng ngu xuẩn. 


Nghĩa đen, “to mồm” là  “vô học thức, ăn nói bừa bãi, thích cãi vả”; nghĩa bóng là  “con rối, làm ồn”. Thiểu số? Thì vậy, cái đám loa kêu cờ vẫy náo loạn sâu suốt  nền báo chí Việt ngữ ở Mỹ chỉ là dăm lão già loser ngắc ngoải 38 năm nay, tính từ 1975.

Ở Việt, nhiều tương tự, như này:

Trên ảo:





Và trong thực:



Wednesday, April 3, 2013

Xong rồi, nhé Ngô!


Đình đám có 3 nhóm hoạt động sửa đổi Hiến pháp ngoài truyền thông chính thống. Cái Kiến nghị của 72 nhân sĩ đã bỏ của chạy lấy người sau vụ “Bần Cố Nông tặc” và “Lộc Nguyễn tặc”.  Bản tuyên bố gì gì đó Hội Đồng Giám Mục nào nào đó  chỉ làm người đọc thêm chán ghét, khinh bỉ cuồng vọng "Công Đoàn Đoàn Kết Ba Lan" của một thiểu số trong  giới chăn dắt cừu. Niềm tin yêu hy vọng còn lại của ai ai đó, đành đổ dồn hết cho Cùng Viết Hiến Pháp (CVHP) đương sáng loà tên tuổi Ngô Field.

Kết quả CVHP đã được công bố. Mẫu khảo sát của giới  trí thức tinh hoa nước nhà thu hút 4800 người tham gia, trong đó  hết 25% IP hải ngoại và 15% IP không xác định được lãnh thổ.

Với “lề trái”, CVHP hoàn toàn vô tích sự vì nó không đòi hỏi xóa bỏ điều 4. Với “lề phải”, CVHP quá muỗi so với 20 triệu ý kiến đóng góp vừa được Quốc Hội thông báo. Với mạng ảo, 4800 cá thể (tính luôn hải ngoại lẫn không xác định) chiếm nhõn 0,015% trong số 30 triệu ầm ầm lướt Nét, chơi game, xem sex và chém gió mỗi ngày. Với đời thực, CVHP lặn không sủi tăm dưới đáy 90 triệu mảnh đời đương tất bật toan lo cơm áo gạo tiền.

30 triệu sử dụng mạng và  4800 CVHP với Ngô Giáo sư. Nội dung sửa đổi vô thưởng vô phạt, không gây ấn tượng đổi mới, không có giá trị cách mạng; chẳng xứng đáng với mớ bằng cấp, học hàm học vị lủng lẳng đầy người những vị khởi xướng. Cùng ngày, liếc qua Vnexpress, thấy thăm dò ý kiến Jennifer Phạm ứng cử Đại sứ Du lịch đạt gần 10 000 trong vòng 12 tiếng. So sánh tuy khập khiễng nhưng đủ thấy, dân tộc này hiện vẫn đang thích ăn chơi nhảy múa hơn là lắp kính hiển vi, ngồi săm soi bẻ câu, ghép chữ sửa đổi HP.

Thế là xong rồi, nhé Ngô!

Tuesday, April 2, 2013

Cơ hội lịch sử cho Tư pháp VN


Đoàn Văn Vươn ra Tòa với tội danh "giết người". Bỏ qua tình tiết tranh chấp đất đai vốn đặc thù xã hội Việt; mấu chốt phức tạp của vụ án chính là sự chồng chéo giữa hành pháp và tư pháp.

Theo quyết định của Tòa án cấp huyện, Tiên Lãng chẳng có gì sai khi quyết định thu hồi đất. Nhưng Thủ Tướng kết luận ngược lại. Vấn đề đặt ra, khi có án; ai mới là người có quyền xét xử và quyết định cuối cùng? Câu trả lời là Tòa án và Tòa án Tối cao Nhân dân theo điều 127 HP. Nguyên tắc nhà nước pháp quyền là như thế. 

Dư luận mạng phần lớn trưng kết luận Thủ Tướng ra như một bằng chứng xác thực ông Vươn chỉ tự vệ chính đáng. Thủ tướng mị dân thôi đành. Trí thức dởm và dân chủ giả, vừa kêu gào đòi tam quyền phân lập vừa tung hô sự lấn sân của hành pháp, càng không chấp. Nhưng ngành Tư pháp thì phải khác.

Tam quyền phân lập, hiểu theo nghĩa cụ thể nhất trong trường hợp này, là Tòa án xét xử độc lập với chính quyền. Điều 130 Hiến Pháp thể hiện sự phân lập này. Như thế, phiên tòa Đoàn Văn Vươn là cơ hội lớn cho Tư pháp VN xác lập quyền lực của mình. Cơ hội có tính lịch sử, bởi qua đó tái khẳng định mô hình tam quyền phân lập trong một thể chế có tên gọi khác biệt: pháp quyền xã hội chủ nghĩa. 

Ông Trương Hòa Bình cần ghi nhớ, ông hoàn toàn ngang quyền với Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng. Chiếc ghế Chánh án Tòa án Nhân dân Tối cao cũng do Quốc hội bầu lên.