Ít ai biết, yếu tố quyết định ngôi vị bậc nhất cho xe đạp ở đất nước Cối Xay Gió là tình yêu xe đạp.
Tình yêu xe đạp trên xứ sở Tulip có lịch sử hơn trăm năm. Nó phù hợp với diện tích đất liền nhỏ bé có những khoảng cách ngắn, với văn hóa sống chăm chỉ và khiêm tốn, giản dị và yêu chuộng tự do,thân thiện với môi trường của Đỏ Sẫm, từ bậc hoàng gia cho đến giới bình dân
Tình yêu xe đạp của Hà Lan mạnh hơn cả bom bùng nổ công nghệ sau WW2 và làn sóng đổ bộ đầy ma lực của ô tô. Những năm 1970 xảy ra phong trào quần chúng mạnh mẽ đòi quyền được đạp xe an toàn bên những động cơ phi ầm ầm trên 80km/h. Kết quả, phong trào đã thúc đẩy chính phủ tiếp tục xây dựng hệ thống giao thông cho xe đạp và hoàn thiện dần đến mức ấn tượng như ngày nay.
Hà Nội ngạo mạn và chao chát không yêu xe đạp. Hoàng kim câu hát "em vẫn đạp xe ra phố, anh vẫn tìm âm thanh mới" chỉ là biểu tượng một thời nghèo đói, lạc hậu, bị phá hủy nặng nề bởi chiến tranh, bị cấm vận mạnh mẽ bởi thế giới phương Tây thù địch và không còn sự lựa chọn nào khác. Thế nên, khi có điều kiện mới, Hà Nội sẵn sàng vứt bỏ xe đạp, như vứt bỏ một ám ảnh quá khứ nặng nề. Để bập vào xe máy, định hình một thứ văn hóa xe máy vừa linh hoạt thú vị, vừa đầy bi kịch.
Hà Lan đặt tình yêu xe đạp vào tổng thể chiến lược quy hoạch cẩn trọng từng tấc đất, từng giai đoạn phát triển. Vẫn không tránh khỏi đau đầu khi số lượng phương tiện cá nhân quá lớn dù giao thông công cộng phủ sóng mọi ngõ ngách. Còn Hà Nội? Ngẫu hứng xe đạp hóa dựa dẫm ăn đong vào cung cầu thị trường sáng nắng chiều mưa, trên nền quy hoạch đô thị thảm họa đến mức bó tay.
Hà Nội, có một cách nhanh hơn, nên ném một quả nuke dọn sạch những thứ đương tồn tại để có thể bắt đầu điều gì đó mới mẻ cho giao thông.
Tình yêu xe đạp của Hà Lan mạnh hơn cả bom bùng nổ công nghệ sau WW2 và làn sóng đổ bộ đầy ma lực của ô tô. Những năm 1970 xảy ra phong trào quần chúng mạnh mẽ đòi quyền được đạp xe an toàn bên những động cơ phi ầm ầm trên 80km/h. Kết quả, phong trào đã thúc đẩy chính phủ tiếp tục xây dựng hệ thống giao thông cho xe đạp và hoàn thiện dần đến mức ấn tượng như ngày nay.
Hà Nội ngạo mạn và chao chát không yêu xe đạp. Hoàng kim câu hát "em vẫn đạp xe ra phố, anh vẫn tìm âm thanh mới" chỉ là biểu tượng một thời nghèo đói, lạc hậu, bị phá hủy nặng nề bởi chiến tranh, bị cấm vận mạnh mẽ bởi thế giới phương Tây thù địch và không còn sự lựa chọn nào khác. Thế nên, khi có điều kiện mới, Hà Nội sẵn sàng vứt bỏ xe đạp, như vứt bỏ một ám ảnh quá khứ nặng nề. Để bập vào xe máy, định hình một thứ văn hóa xe máy vừa linh hoạt thú vị, vừa đầy bi kịch.
Hà Lan đặt tình yêu xe đạp vào tổng thể chiến lược quy hoạch cẩn trọng từng tấc đất, từng giai đoạn phát triển. Vẫn không tránh khỏi đau đầu khi số lượng phương tiện cá nhân quá lớn dù giao thông công cộng phủ sóng mọi ngõ ngách. Còn Hà Nội? Ngẫu hứng xe đạp hóa dựa dẫm ăn đong vào cung cầu thị trường sáng nắng chiều mưa, trên nền quy hoạch đô thị thảm họa đến mức bó tay.
Hà Nội, có một cách nhanh hơn, nên ném một quả nuke dọn sạch những thứ đương tồn tại để có thể bắt đầu điều gì đó mới mẻ cho giao thông.
Nhìn cái tít này thì biết họ vẫn cứ nằm mơ:
ReplyDeletehttp://news.zing.vn/quan-su/viet-nam-thang-vu-khi-cong-nghe-cao-cua-my-nhu-the-nao/a312685.html
Có cách khác nữa, đó là tìm chỗ khác đặt tên là HANOI, còn Hà nội bây giờ đổi tên khác!
ReplyDelete@Hồ Ngọc: Hình như bác muốn còm cho "Vĩnh biệt Hoàng Sa" nhưng bốt nhầm entry? Chiến tranh trên đất liền khác hoàn toàn chiến tranh trên biển, bác ạ.
ReplyDelete@Bà Ba: Đỏ có survey một chút trong bạn bè rồi. Chuyển thủ đô hay đổi tên thì 100% đều nói không, dưng phương án ném nuke thì ... được trên 50%, hà.