Bài mới

Friday, May 31, 2013

Chiến Tranh Tài Trợ Cho Hòa Bình

Đối thoại Shangri La mà bác Ba Dũng Đẹp Trai đang tham dự với tư cách diễn giả chính lần này, có những nhà tài trợ rất thú vị. Như sau: 






BAE System, Boeing, Northrop Gunman, Lockheed Martin, EADS đều là những tên tuổi trùm thầu vũ khí trên thị trường công nghệ quốc phòng thế giới. Còn đối thoại Shangri La về an ninh - ổn định cho khu vực châu Á - Thái Bình Dương là nơi lý tưởng để chào "hàng nóng". 

Muốn hòa bình hãy chuẩn bị cho chiến tranh. Triết lý này giúp thanh lý được ối súng đạn tồn kho. 

Tuesday, May 28, 2013

Cú Rơi Tõm Icarus

Icarus ngông cuồng ngu muội, bất chấp lời khuyên của người cha Daedalus,  đã cố bay lên gần mặt trời bằng đôi cánh gắn sáp. Sức nóng mặt trời làm sáp chảy tan, Icarus rơi xuống và chết chìm ngoài biển. 

Brueghel vẽ một mùa xuân thật thanh bình, tươi đẹp, náo nức nhịp sống lao động khi Icarus rơi. Người nông dân đương cày ruộng, anh chăn cừu ngửa mặt dõi theo Daedalus Khôn Ngoan vẫn còn bay trong không trung, một người hình như chăm chú vớt cá, những con thuyền thong thả ra khơi. Chỉ có đôi chân Icarus chới với gần đó trông quá lạc lõng với toàn cảnh ngoạn mục thanh bình. Không ai nhận ra Icarus đang chết chìm. Cái chết vì ngông cuồng và ngu muội chỉ để lại một tiếng rơi tõm hầu như không đáng kể, không được chú ý. 

Thơ của William Carlos Williams, một cá tính nổi bật của thơ ca Mỹ thế kỷ 20. Ông khước từ biểu tượng của sự vật, nhưng Đỏ thì có, khi dịch thơ này.  




Landscape with the Fall of Icarus 
(Phong cảnh với cú rơi của Icarus)

According to Brueghel                  Brueghel kể
when Icarus fell                             Khi Icarus rơi
it was spring                                  Trời đang xuân

a farmer was ploughing                  Gã nông dân
his field                                          đang cày ruộng
the whole pageantry                   Cảnh tuyệt trần
of the year was                           của năm
awake tingling                           dậy bừng lên
near                                            bên

the edge of the sea                      gờ biển
concerned                                   quây lấy 
with itself                                    làng

sweating in the sun                      Trời nóng ran
that melted                                   làm chảy tan
the wings' wax                             sáp rơi, cánh bể

unsignificantly                             Không đáng kể
off the coast                                 ngoài khơi
there was                                     một tiếng rơi 
                                                    tõm nhỏ

a splash quite unnoticed               Không ai ngó, 
this was                                        ra đó 
Icarus drowning                           Ngã lộn cổ                   
                                                    Icarus đương chìm
* Dị bản của mợ Lee:

Ồ, khi Icarus đang rơi
Lão Brue kể lại tiết trời vừa Xuân
Cày bừa chăm chỉ nông dân
Cỏ cây tươi đẹp, tuyệt trần cảnh quan
Biển xanh quấn quýt xóm vàng
Nắng thiêu cánh sáp, sáp tan, cánh rời

(Mục đồng mê mải ngắm trời
Thong dong bác lái ra khơi căng buồm)

...............

Thoảng đâu nghe một tiếng "tòm"
Đếch ai ngoái cổ thử dòm xem sao
Con cò lộn cổ bờ ao??? 


Monday, May 27, 2013

Aha, Nhất bị tóm rồi!

Xin lỗi, Đỏ không thể hoãn lại sự sung sướng được. Giá list tù có thêm tên Ba Sàm, Huỳnh Ngọc Chênh, Xuân Diện, ắt đất nước trọn niềm vui hơn.

Đỏ vào lóc Nhất đúng 2 lần, kể từ khi bỗng dưng chán game đua xe online, đâm đầu sang nghiệp xì-bam-mơ cách 5 năm đến nay. Đúng 2 lần thôi, thề hông phét. 

Lần một, đọc bài Nhất cóp bết về chuyện Phạm Toàn nói Trương Thái Du việt gian, rắn độc. Ông chửi qua, bà ném lại thế nào, chịu không nhớ nổi nữa. Chỉ nhớ Đỏ còm một nhát, chê Toàn, bênh Du. Đá đương ném ầm ầm  lên Du bỗng chuyển hướng rào rào sang Đỏ, từ các đồng nghiệp, tức xì-bam-mơ cũng. 

Lần hai, vụ Nguyễn Trường Tô. Nhất khoái trá đề xuất và được còm sĩ hoan nghênh nhiệt liệt ý tưởng xây dựng tượng đài chủ tịch tỉnh cởi truồng hoành tráng như David của Michelangelo, để lưu danh hậu thế sự Đảng viên sa đọa biến chất. Đỏ còm cái nữa, đại khái, chuyện như Tô thường rất, nếu có thể lưu danh hậu thế bằng tượng đài trần truồng, nước Mỹ ắt đã dành bản quyền với nguyên cụm Bill Clinton-Monica Lewinsky hay Eliot Spitzer-Kristen. Thay vì chỉ biết nhìn vào 'chim chóc", Nhất-Nhìn Khác cần nhận ra rằng, báo Đảng đang bắt đầu chấp nhận xóa bỏ truyền thống "người tốt việc tốt" để bước vào "thời của nude" - một công việc tạo dựng nên quyền lực thứ tư - cho dù phần lớn xuất phát từ đấu đá nội bộ, tranh chấp quyền lực chính trị. Còm xong thì biến, lần này biến hẳn. 

Lóc Nhất để lại cho Đỏ một cảm giác nhầy nhầy, ghê ghê như đạp phải con chuột trong hầm tối, ngay từ thời Nhất đương kim phóng viên báo Đảng. Cảm giác rất mơ hồ vì không lý do rõ ràng nào cả, nhưng nó khiến Đỏ không đến lần thứ ba và cũng không đọc thêm bất kỳ bài viết nào của Nhất nữa. Đến giờ Đỏ vẫn không hiểu vì sao mình lại có thái độ đặc biệt như vậy với Nhất, với Chênh, với Bọ Lập, dù Đỏ vẫn ra vào Ba Sàm bình thường hàng ngày. Blog Quê Choa, Đỏ vào đúng một lần; còn Chênh thì chưa lần nào; 

Tuy nhiên, là con người của pháp quyền, Đỏ sẽ kiên nhẫn lót dép ngồi hóng phiên Tòa xử Nhất; để biết y ta đã viết những gì nên nỗi phạm điều 258. Trong lúc chờ đợi quý cấp xem xét, Đỏ hẵng cứ vui với niềm vui rất chủ quan, rất hồn nhiên của mình trước đã.   

Saturday, May 25, 2013

Nỗi khổ nhục thứ nhất

1- Thông tin "nam giáo viên bán dâm" những tưởng chỉ là vấn đề xã hội trong thời đại nữ quyền, bỗng thoắt cái chuyển sang chủ đề "vì Đảng lãnh đạo". Google thấy tương tự ở Mỹ ở Nhật với những cái tên như Amber Carter, OsakaRyan B. Tyna v...v. Lý luận của một trí thức làm khoa học bị bẻ gãy chỉ trong một click.

2- Bài học siêu sao Nick Vuijicic  là bài học về đỉnh cao thành công của công nghệ lăng xê rất đỗi chuyên nghiệp, tài giỏi của phương mà doanh nhân Việt nên học tập để những Nguyễn Ngọc Ký, Nguyễn Công Hùng  cũng có cơ hội hốt bạc cho ích nước, lợi nhà. Thay vì được nêu gương biết cách làm giàu; Nick Vuijicic & Co đoàng phát bị tố cáo "làm theo hợp đồng dân vận tinh thần Hồ Chí Minh của Đảng cầm quyền"; thâm chí bị nguyền rủa "kiếp sau chẳng còn cu để đái, đít để ỉa". Nguyền rủa  đến từ một vị bác sĩ chuyên mổ chữ hơn mổ bệnh. Một đầu óc méo mó đến bệnh hoạn man rợ.

3- Dịp 19/5, Phạm Thị Hoài có bài viết "Tôi hạ lệnh cho nhân dân"  bàn về một nhân vật đã được bạch hóa đến tận cái giường ngủ. Chỉ qua 2 từ "hạ lệnh" trong một lời kêu gọi của HCM, bà Hoài quy kết Hồ Chủ tịch một tính cách độc tài và lấy những sự kiện xảy ra sau khi HCM chết để chứng minh cho lời buộc tội này. Một cách dẫn dắt "Mê lộ" ẩn danh "Thiên Sứ". 

Chẳng cần phản biện dông dài gì, chỉ lấy riêng câu đầu tiên của Lời kêu gọi: "Việc bất hợp tác sáng hôm qua chẳng những không do mệnh lệnh Chính phủ mà trái với chính sách Chính phủ.", đã đủ lật ngược vấn đề bà Hoài nêu ra. Qua lời văn có thể hiểu; "bất hợp tác" đang nhắm vào phe đối lập chính phủ nào đó và được đồn đại là "do lệnh chính phủ"; vì vậy, việc "hạ lệnh cho nhân dân Bắc Bộ lập tức đình chỉ việc bất hợp tác" của HCM sẽ giúp giải tỏa bất lợi cho phe đối lập chính phủ. Kể cả trường hợp "bất hợp tác" nhắm vào chính phủ, thì hai từ "hạ lệnh" cũng thể hiện phong cách lãnh đạo giản dị, chân tình, quyết đoán của "người được đồng   bào yêu mến" trong hoàn cảnh đất nước hết sức rối ren 1945-1946. 

Tha hương lạnh lẽo, bất mãn cá nhân, thất bại với Talawas, một nhà văn cá tính tự biến mình thành thợ chữ lố bịch đến ngu ngốc. 

Nỗi khổ nhục thứ nhất và lớn nhất của nước Việt là tầng lớp trí thức. Lật tung lịch sử 4000 năm, không thấy nhân sĩ làm nên cuộc Cách mạng nào ra ngô ra khoai ngoài  vài mớ lý thuyết salon và cái thói bới bèo ra bọ. 

Wednesday, May 22, 2013

Molotov Cocktail (Nổ Văng Mạng)


Một bằng chứng gây tranh cãi trong vụ án Phương Uyên là 2kg hóa chất tạo thuốc nổ. Bị cáo lý giải mua về làm pháo chơi. Nhiều người cho rằng đây chỉ là những vật bình thường vô hại, không thể dùng làm bằng chứng buộc tội. 

Về mặt pháp lý không đơn giản thế; thứ nhất vì pháo bị cấm sản xuất, tàng trữ; đốt cháy; thứ hai vì  vật chứng được xem xét trong tương quan với hành vi phạm tội. Con dao trong tay bà hàng thịt khác với dao trong túi quần một người đang âm mưu sát thương. Dao thứ nhất là công cụ hành nghề hàng ngày, dao thứ hai có thể là bằng chứng cho một âm mưu hoặc hành vi phạm tội. Nguyên Kha và Phương Uyên không có bất kỳ nghề nghiệp nào liên quan đến cháy nổ, nhưng lại đang ấp ủ một âm mưu "thủ tiêu chế độ". Họ cũng đủ tuổi để nhận thức về chủ trương cấm pháo của nhà nước.

Trường hợp "pháo Tết" của Kha và Uyên làm Đỏ nhớ tới vụ án "Molotov Cocktail" (chất nổ hoặc thiết bị gây cháy tự tạo thủ công) khá ồn ào gần đây trên báo chí Mỹ. 

Tháng 5/2012, Sebastian Senakiewicz và Mark Neiweem bị bắt và bị khởi tố tội danh có kế hoạch sử dụng Molotov Cocktail, đe dọa khủng bố liên quan đến Hội nghị Thượng Đỉnh Nato ở Chicago.  Senakiewicz lãnh án 4 năm tù, Neiweem 3 năm.

Điều quan trọng là các cuộc khám xét của cảnh sát không tìm thấy bất kỳ một chút hóa chất/ vật liệu cháy nổ nào. Senakiewicz  đã khoe khoang đâu đó trên mạng, rằng ông ta có thể thổi bay một cây cầu vượt bằng chất nổ tự tạo giấu ở nhà. Mark Neiweem khiêm tốn hơn, chỉ kể mình biết chế tạo bom ống và viết nguyên vật liệu làm Molotov coctail lên một tờ giấy. Tưởng quăng bom, ném đá, chém gió, xì-pam trên Net chỉ là trò vui; nào ngờ FBI ập tới. Những lời ba hoa khoác lác của hai kẻ thất nghiệp, rỗng túi bỗng trở thành chứng cớ buộc tội họ. Thật đúng nghĩa đen lẫn nghĩa bóng của từ "nổ văng mạng".  

So với Đinh Nguyên Kha và Nguyễn Phương Uyên, Sebastian Senakiewicz và Mark Neiweem xem ra kém may mắn hơn nhiều.
 

Monday, May 20, 2013

Tội "trung với nước lã", Tai Ương nhá

Cụ Tai Uơng vừa mượn "Ngục Trung Nhật Ký" để lấp liếm rằng thì là mà bé Uyên "trung mới nước, hiếu mới dân, tiếp nối truyền thống cha ông chống ngoại xâm". Lại nhân diệp 19/5 nữa cơ. Đỏ, vốn hào khí vô sản, gì chứ mấy trò chọc ngoáy Bok Hồ Kính Yêu, quyết không bỏ qua, lại tranh thủ lập chút gì gọi là thành tích dâng Người  

Ông Záo Zà, già quá hóa lẫn, quên béng phân biệt đối tượng trước khi liên kết so sánh. Một bên là  Bok Hồ với Anh-Pháp, tức 2 kẻ ngoại bang. Một bên là bé Uyên với Tòa án Việt Nam, tức đồng bào của bé nhá. Anh-Pháp không có quyền đến VN xét xử người VN; còn VN hehe có toàn quyền xét xử công dân mình, tức bé Uyên, ngay ở nước mình, về khoản yêu nước hay phản động.   

Nước nào, dân nào, truyền thống nào, ấy mới điều quan trọng. Không phải cứ gào "Tàu Khựa cút khỏi Biển Đông" là được mặc định "trung với nước, hiếu với dân, giữ gìn truyền thống chống ngoại xâm".

Cái đám tài liệu tuyên truyền của bé Uyên được xác định là nhân danh Cờ Vàng Ba Que để đòi lật đổ, thủ tiêu chế độ. Tang chứng rành rành đầy mạng, bé Uyên đã từng thừa nhận hành vi phạm tội của mình trên TV,  nhẽ cụ Tai Ương  quá kém tai, mờ mắt. Chuyện chống TQ chỉ là hoa lá cành đính kèm cho ra vẻ yêu nước, thương dân. Yêu nước nào, thương dân nào thì cái Cờ Ba Que đã nói rõ, yêu nước lã thương dân gian (manh),  hà hà.

Nhắc đến Ba Que, lịch sử đã tường tận, tên này vốn truyền thống rước voi giày mả tổ gần những 30 năm (1949-1975), hết Pháp đến Mỹ. Giờ phải lê lết ăn welfare hải ngoại, nhập tịch ngoại, Ba Que vẫn không ngừng kêu gào cấm vận VN và đã từng tiền án tiền sự đưa người, tuyền vũ khí vào VN để phục hận. Với thành tích thế, chỉ có những người (1) ngu, (2) mù, (3) lú, mới gọi Ba Que là dân là nước. Dám chắc cụ Tai Ương tổng hợp 3 loại trên.  

Cả cái bài dài ngoằng của Tai Ương, chỉ nhõn câu trích "Ngục Trung Nhật Ký" đáng bận tâm reply thôi, chứ toàn văn diễn thuyết của cụ trình bé bi lắm.   "Phạm tội gì đây ta thử hỏi,
                  Tội trung với nước, với dân à?"

Vì lợi ích mười năm trồng cây, vì lợi ích trăm năm trồng người, Đỏ giảng rằng: Phạm tội gì ư, ai cũng rõ
               Tội trung nước lã, hiếu dân gian (manh) 

P/s: Bo thêm câu này: Ai cũng rõ, chỉ một người không tỏ
                             Tương Lai vì vậy hóa Tai Ương. 

(Phù, bài này viết để ăn lương. Hông biết cụ Bá cho mình được mấy đồng)  

Sunday, May 19, 2013

Thời đại Bà Tưng

Kỷ dân chủ, kỳ bàn phiếm, người dân sau một đêm thức dậy bàng hoàng nhận ra nước mình lại có thêm anh hùng. Xưa thời chiến, VN ra ngõ gặp anh hùng; nay thời bình, VN chỉ ngồi nhà mở mạng ra cũng vốc được cả mớ anh hùng. Xưa anh hùng phải "xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước", nay anh hùng chỉ cần online cật lực chửi chính quyền, làm thơ chống Trung Quốc thôi.

Trước hết,  cần quán triệt chân lý này:  cách mang dân tộc khác hoàn toàn cách mạng dân chủ. 

- Cách mạng dân tộc tức ta đánh ngoại xâm. CM này được quyền mặc khải, bất ngộ như tôn giáo, bởi chủ quyền dân tộc thiêng liêng ngang thần thánh. Ta được mặc định đúng, địch bị mặc định sai. Không lý lẽ dân tộc nào chấp nhận  việc  nước khác đổ quân, vác bom, mang đạn rải thảm trên đầu dân mình được. 
- Cách mạng dân chủ tức ta đánh mình. Ta đúng hay mình sai phải tranh luận - phản biện - phản phản biện  mướt mồ hôi trên cơ sở quốc pháp, gia quy cùng nỗ lực tiến bộ chung toàn xã hội. Lý lẽ dân chủ không chấp nhận sự mặc định. 

Các giá trị dân chủ biến thiên mạnh mẽ qua từng giai đoạn phát triển lịch sử, từng đặc thù đất nước. Nó không hề có mẫu số chung nào. Cuộc chiến khốc liệt nhất, dai dẳng nhất, gian nan nhất lại là cuộc chiến chống lại chính mình,  không phải chống ngoại xầm. Vì thế, tôn vinh một anh hùng dân chủ khó hơn nhiều lần tôn vinh một anh hùng dân tộc. Nó cần độ thấm thời gian  rất lâu, lâu cả một đời người, lâu nhiều thế hệ hoặc trọn chương lịch sử, chứ không đơn giản chỉ cần bất khuất ngã xuống dưới bom đạn kẻ cướp nước như anh hùng dân tộc 

Ngôn luận mạng VN đang cho ra những kết quả cười bể bụng. Bà "luật sư triệu triệu dân oan" Bùi Kim Thành hóa ra  mụ thần kinh;  Kinh Kha - Hector  Cù Huy Hà Vũ chỉ là tên Cù Cưa Đi Kiện,  Đề cử Nobel Văn chương Dương Hương - Khải Thủy lộ cốt hai bà tôm cá tục tĩu có hạng; Ứng cử Nobel Hòa Bình Nguyễn Lý - Thích Độ thực chất tay buôn Phật, bán Chúa,  Bùi Hằng vừa Phụ Nữ Năm Trước, thoắt cái năm sau tụt hạng Đàn bà Lăng Loàn, Chiến Sĩ Vì Tự Do Huỳnh Ngọc Chênh lòi đuôi thần bom, thánh nổ; cùng rất nhiều tương tư khác.

Mô hình Bà Tưng cho thấy; CM dân chủ VN hiện chỉ đang ở mức chém gió, đốt đền, sẵn sàng chiến đấu đến giọt máu cuối cùng của đứa khác  và khủng hoảng thiếu anh hùng cao độ. Khủng hoảng đến mức "méo mó thà có còn hơn không", Một ai đó mặc kệ, miễn có tiền án tiền sự chửi Đảng, chống chính quyền là đủ chuẩn "người tốt việc tốt", bất kể đã viết giấy nhận tội, làm đơn xin khoan hồng. 

Dân chủ đích thực tuyệt nhiên không đồng nghĩa với vu khống, xuyên tạc, phỉ báng, mạt sát, lăng mạ, hằn học ngất phiếm.Có lý tưởng thì có anh hùng, còn ảo tưởng, bệnh tưởng chỉ được thằng khùng. Có yêu nước thì có Bà Trưng; còn yêu mỗi cái miệng của mình chỉ được Bà Tưng. Chân lý đơn giản thế thôi. 

Nhưng chỉ ở VN, Bà Tưng được lên ngôi anh hùng. Bi kịch là chỗ này. 




Wednesday, May 15, 2013

Sự khác biệt lớn lao

Chuyện về 2 lá thư, một của Kapitsa - nhà vật lý Sô Viết, Nobel 1978 và một của Ngô Bảo Châu - nhà Toán học Pháp-Việt, Fields 2010.

1- Năm 1939, Kapitsa đã viết thư gửi Stalin, xin tha tội cho Landau (nhà vật lý thiên tài Sô Viết, Nobel 1962) lúc ấy đang bị giam giữ vì đã viết truyền đơn kêu gọi nhân dân lật đổ chính quyền.

Trong thư, Kapitsa  nhân danh một người vừa là sếp vừa là đồng nghiệp, từng kề vai sát cánh cùng nghiên cứu, cùng làm việc nhiều năm với Landau nên hiểu rất rõ con người Landau. Kapitsa mô tả Landau rất háo danh và có đầy những chiến tích khoa học đến mức không thể còn thời gian, sức lực, cảm hứng cho việc phạm tội an ninh quốc gia.  Ông cũng nhân danh quyền lợi nghiên cứu  khoa học Sô Viết để đề nghị những biện pháp sử dụng cái đầu thiên tài của Landau. 

Thư của một nhà vật lý tầm cỡ thế giới thể hiện quyền và nghĩa vụ công dân một cách đầy nhiệt huyết nhưng vẫn đúng mực, giản dị. Kết quả Landau được thả; hơn thế nữa, Landau ba lần được giải thưởng Stalin, một lần giải thưởng Lenin cùng danh hiệu Anh hùng Lao động.

2- Năm 2012, Ngô Bảo Châu tham gia ký một lá thư tập thể gửi khẩn Chủ tịch nước về vụ sinh viên Nguyễn Phương Uyên. Ăn theo truyền thông bát nháo mạng nên lá thư đầy dẫy những lời lẽ cảm tính, trái ngược với tư cách khoa học mà Ngô Giáo sư đang mang. Lập luận trong thư hoàn toàn dựa vào "nghe nói", "nghe kể", "được cho biết"; chẳng khác kẻ ngồi lê đôi mách ngoài chợ; vì có ai trong số ký thư ấy đã từng gặp mặt Phương Uyên, trực tiếp biết chút ít về con người và hoạt động của cô ta đâu. Lá thư từ một việc chưa có gì rõ ràng (bắt Phương Uyên) quay ngoắt sang những vấn đề hết sức vĩ mô như đại đoàn kết dân tộc, chủ quyền quốc gia thiêng liêng, chống bá quyền TQ, khí phách tuổi trẻ, bạo quyền đàn áp biểu tình v...v.

Chẳng cần làm gì nhiều, chỉ việc đưa lên clip Phương Uyên viết đơn nhận tội xin khoan hồng, truyền thông nhà nước đã đạp các vị nhân sĩ hàng đầu VN trở lại cái máng lợn vốn có của họ. 

Hai lá thư và một sự khác biệt lớn lao. 

Tuesday, May 14, 2013

Quyền lực Tư pháp Mỹ

Ví dụ vụ án Ó Đen Lý Tống.

Nếu ở VN, hành vi xịt chất cay vào Mr Đàm cùng lắm chỉ bị xử phạt hành chính tội quấy rối trật tự công cộng, bồi thường dăm ba đồng bông băng thuốc đỏ tượng trưng, thế thôi. Cực bất hạnh cho Lý Tống, nó xảy ra trên đất Mỹ. Kết quả Ó Đen lãnh 6 tháng tù giam, 3 năm quản chế và buộc phải điều trị tâm thần.

Đau nhất là khoản điều trị tâm thần. Đã không miễn phí (trung bình mỗi lần thăm khám 150$), lại ảnh hưởng nghiêm trọng đến danh hiệu "Anh Hùng Dân Tộc" hay "Chiến Sĩ tự do" của Tống  như Tổng thống Ronald Reagan từng ca ngợi 

Luật sư của Tống tuy "chùa" nhưng cũng cố gắng chu toàn cho thân chủ. Ông tha thiết đề nghị Tống đừng kêu gọi đồng hương tụ tập tung hô "thần tượng" trước Tòa, đừng gửi thư tố cáo "phiên tòa bỏ túi" để tránh chọc giận Chánh án. Tội khinh mạn Tòa theo Luật Mỹ cũng phải nhận hình phạt thích đáng chứ không đơn giản chỉ bị "công an bịt miệng" như cha Lý ở VN.  

Ấn tượng nhất, Tòa án Mỹ có quyền phán xét anh hùng hay thằng khùng. Giá quyền lực này được áp dụng ở VN; hẳn khối anh "Kinh Kha", "Hector", cùng ối chị "Bà Tưng", "Bà Tiệu" giờ chắc đang mướt mồ hôi tự túc kinh phí đi Trâu Quỳ chứ không được thảnh thơi nằm cơm nước "tù lương tâm". Thần kinh chính trị cũng cần được chữa chạy như các loại tâm thần khác, để khỏi gây nguy hại cho xã hội.    

Sunday, May 12, 2013

Về thông tư 21/2011 thủ tục nhập cảnh

Ở entry "Nước Việt trục xuất người Việt?"; Đỏ có trả lời còm của Cpmpl về Thông tư 21/2011. Nay sẵn weekend rảnh rỗi, có vài điều cần ghi chú thêm: 

Theo Điều 3 Thông tư 21/2011, việc chưa cho nhập cảnh được áp dụng với 3 đối tượng:
1- Người nước ngoài
2- Người VN mang hộ chiếu nước ngoài
3- Công dân VN đang cư trú ở nước ngoài.

Thế nhưng ở điều 4 về thủ tục chưa cho nhập cảnh, Thông tư chỉ viện dẫn điều 8 Pháp lệnh 24/2000 dành cho đối tượng (1) và (2), trong khi đối tượng (3) lại thuộc phạm vi khoản 2 điều 23 của Nghị định 136/2007/NĐ-CP.

Trong văn bản Luật, cả  NĐ 136/2007 và TT 21/2001 đều không có những điều khoản cụ thể rõ ràng về việc chưa cho nhập cảnh theo từng đối tượng công dân VN sinh sống ở nước ngoài. Đối với người VN song tịch, việc trở lại nước ngoài rất dễ dàng; nhưng đối với người chỉ có một quốc tịch VN, sự thiếu cụ thể này đồng nghĩa với việc đẩy đuổi công dân ra khỏi nước mình và hơn nữa, đi ngược lại điều 1 Luật quốc tịch về trách nhiệm của nhà nước đối với công dân của mình. 

Chính vì điều khoản Luật thiếu sót như vậy, nên trên thực tế, việc cấm công dân VN nhập cảnh ở sân bay được cơ quan CA căn cứ vào Pháp lệnh 24/2000, như trường hợp ông Điệp. Việc làm này chứng tỏ CA đang tự cho phép TT 21/2011 đứng trên cả Pháp lệnh. 

Việc làm này cần phải được chấm dứt, bằng các biện pháp pháp luật như khiếu nại hoặc khởi kiện hành chính, tùy chọn. Bởi nó đương nghiễm nhiên kỳ thị công dân VN sinh sống ở nước ngoài, cố tình đánh đồng "công dân VN ở nước ngoài" = "người nước ngoài". Quan trọng hơn, nó làm giảm giá trị thực hiện chủ quyền quốc gia đối với chính công dân của mình. 

Hiện nay, ngày càng có nhiều người Việt ở nước ngoài về nước hoạt động "dân chủ" gây rối phức tạp và sử dụng Luật pháp như một công cụ đấu tranh hữu hiệu. Tình hình này buộc chính quyền VN phải có những nghị định, thông tư quy định và hướng dẫn rõ ràng cụ thể hơn cho từng loại đối tượng công dân. Bên cạnh đó, công an VN phải có ứng xử cẩn trọng và rõ ràng với từng văn bản Luật và dưới Luật; để dẹp bỏ những hoài nghi "chế độ công an trị". Trên hết, để cộng đồng quốc tế tin tưởng giá trị pháp quyền của quốc gia.

Friday, May 10, 2013

Thời của nude

Đấu đá các nhóm lợi ích chính trị ấy mà, có gì ghê gớm đâu.

Ở Việt mình; chuyện ông Ba oánh anh Tư, anh Tư đâm  bác Sáu,  bác Sáu thậm thụt cô Năm..., Đỏ thực, quá muỗi so với chuyện nước Mỹ tung cả chiếc váy  Monica Lewinsky lên sóng giờ vàng để lôi bằng được Bill Xinh Giai ra Tòa; hay vặt vãnh rất so với nước Pháp giục bên nguyên, xúi bên bị để Đệ Nhất Tình Nhơn vs Hỏng Đệ Nhất Phu Nhơn. Đừng lấy thế làm kinh khủng như thể nước Việt sắp đến hồi mạt vận, mạt pháp; hay  xem đó là dấu hiệu bất ổn chính trị, sụp đổ thể chế, giải tán cơ cấu v...v.

Chính trường nước nào cũng thế, thời nào cũng thế, đấu đá nội bộ quyết liệt, tranh giành từng chiếc ghế nhân sự cấp cao. Rất đỗi bình thường trên và sau sân khấu chính trị, càng quá đỗi tự nhiên trong thời đại cả thế giới cùng phẳng Internet. Ngành công nghiệp lobby hùng mạnh và hoành tráng của các nước văn minh ra đời dựa trên nhu cầu được đấu đá hợp pháp, công khai và náo nhiệt cho mãn nhãn công chúng. Cha mẹ vợ chồng con cái một nhà còn oánh nhau tưng bừng, nữa là người dưng nước lã đương ganh đua từng centimet quyền lực. Mơ đồng thuận quyền lực 100% chỉ là ảo tưởng ngoài hành tinh. Thiên Đàng cũng không bao giờ kiếm nổi tỉ lệ ấy. Cái giá chốt hạ ở thế giới đời thực chỉ cần quá bán. Vấn đề chính thuộc về  tổ chức nhà nước theo Hiến Pháp và Pháp Luật. Cứ nằm trong khuôn khổ này là OK.

 Thật hết sức vô lý khi người Việt, ở cách xa nửa vòng trái đất, lại tường tận cả chuyện Obama đốp chát Mitt Romney ra sao, John Kerry điều trần chức Ngoại trưởng thế nào, Con Lừa vs Con Voi điểm gì, ông nào Yes, bà nào No, thậm chí cả chuyện ì xèo ghế Đại sứ Nhật của mụ Caroline Kennedy Lắm Tiền nữa; trong khi lại mù tịt chuyện nước mình Sang Dũng Trọng Hùng hay Nghèo Yếu Hèn Lú. Cái truyền thống truyền thông "người tốt việc tốt", "ý Đảng lòng dân", "toàn Đảng, toàn quân, toàn dân quyết tâm..." hay đại loại, đã tỏ ra rất chi lạc hậu đến mức giả tạo và thiếu liêm sỉ. Thay vào đó, nên tính chuyện lập doanh nghiệp buôn vua bán chúa, thờ cụ tổ Lã Bất Vi đi cho kịp hội nhập thế giới.

Xã hội vận động phát triển nhờ sự thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập. Cụ tổ nội Các-Mác nhà Đỏ đã dạy đại khái thế.Càng được công khai, càng được tung hê, đấu đá thế lực và tranh chấp chức quyền càng minh bạch, càng hạn chế được những chiêu độc trò bẩn và nhất là thu hút sự tham gia của  chúng sanh vào lĩnh vực chính trị. Tất cả đều là  tiêu chí nền tảng cho dân chủ, cái lý nằm ở chỗ này.

Thời của nude rồi đó. Khi bị lột truồng, các chính khách chỉ còn cách phải rèn luyện thể hình xinh tươi, biết tạo dáng chuẩn men và chọn phong thái catwalk phù hợp, góc độ photoshoot cá tính để thu hút phiếu bầu Next Top Model. Rồi đây các cuộc bầu bán sẽ trở nên hấp dẫn hơn, kịch tính hơn, không chán ngắt "hội thi thành công tốt đẹp" nữa. Há chẳng phải là điều vô cùng lợi cho game show hay sao?

P/s: Chính khách xexy của Đỏ, xin chân chọng giới thiệu

Monday, May 6, 2013

Bàn tay trái

Bàn tay trái tha thiết muốn đối diện với khiếm khuyết, khác biệt của chính mình và khao khát được giãi bày trung thực mọi cảm xúc. Nó là một phần cơ thể của chúng ta, dù muốn hay không. Xin sẵn sàng chấp nhận bàn tay trái để cuộc sống tự nhiên như vốn có, cả 2 mặt tốt và xấu, đen và trắng, trái và phải, đúng và sai.

Một bài hát của Danielle Messia. De La Main Gauche (Bàn Tay Trái)

Je t'écris de la main gauche                               
Celle qui n'a jamais parlé
Elle hésite, est si gauche
Que je l'ai toujour cachée
Em viết cho anh bằng tay trái
Bàn tay chưa từng viết điều gì
Tay lóng ngóng, vụng về, khờ dại
Em vẫn hằng giấu biến nó đi

Voilà que je la découvre
Comme un trésor oublié
Une vie que je recouvre
Pour les sentiers égares
Nay em đang khám phá nó nhiều
Như một phần dấu yêu quên kể
Như một phần đời em có thể
Để trở về những lối cũ rong rêu

Viết cho TD, chúc cuối tuần ấm cúng. 




Saturday, May 4, 2013

Lại đây cho chị dạy làm thơ

Đọc Ba Sàm "Gọi tên gì cho cuộc chiến?", Đỏ cười suýt gãy phiếm. Ý Sàm túm lợi, chiến tranh VN từ 1955-1975 không phải chống Mỹ xâm lăng mà là nội chiến huynh đệ tương tàn. Cũ rích, luận điệu này nhai mãi ở hải ngoại 38 niên rồi, Đỏ chẳng thèm care. Kẻ loser cần vay mượn đức tính AQ để ru ngủ nỗi đau, chuyện vặt. Dưng nghe đồn Sàm khát khao xét lại Sử, mơ vọng nghiên cứu Sử học với Việt Sử ký; Đỏ thiết nghĩ nên dón tay làm phúc chỉ cho y ta dăm ba điều cơ bản về Sử.

Muốn biết nội chiến hay ngoại chiến và vai trò của Sô - Trung khác Mỹ như thế nào; chỉ việc nhìn vào bàn đàm phán Paris 1973 thôi là đủ. Ở đó, nhõn Bắc Việt và Mỹ 2 bên song kiếm hiệp bích. Không Sô cũng chẳng Trung nhá. VNCH được phép có mặt nhưng cấm mở miệng. Nixon không ngần ngại đe cắt cổ Nguyễn Văn Thiệu nếu bác í dám ngược thánh chỉ Thượng hoàng.

Mỹ nhúng tay vào chiến tranh VN từ quãng 1948 cơ. Chi phí quân sự cho Pháp ở chiến trường VN được Mỹ tài trợ mạnh mẽ. Cũng đích thân Mỹ phê chuẩn Kế hoạch Nava 1953-1954 và duyệt chi đến 80% kinh phí. Khoản này khiến lão tướng Nava phải cay đắng thốt lên: "Địa vị của chúng ta đã chuyển thành địa vị của một kẻ đánh thuê đơn thuần cho Mỹ.". 

Nói nhanh cho vuông, kháng chiến chống Mỹ 1955-1975 là sự tiếp nối của 9 năm kháng chiến chống Pháp 1945 -1954. Không một cuộc nội chiến nào có thể làm được điều kỳ diệu này: hàng trăm km địa đạo Củ Chi được đào ngay sát nách Sài Gòn, thủ đô của phía bên kia. Chỉ có thể là chiến tranh nhân dân - chiến tranh chống ngoại xâm. 

Thế tại sao Nam Bắc còn oánh nhau sau khi Mỹ rút? À, thì là mà trước khi chết cũng phải giãy giụa vài cái làm màu chứ. Thực chất bác Thiệu giãy chết chỉ nhằm níu kéo Mỹ bảo tồn viện trợ,  dưng bu em đã quyết buông rồi. Thôi thì "cho 5 đồng oánh kiểu 5 đồng, thí 3 cắc binh bụp kiểu 3 cắc". Kiểu 3 cắc là cởi tuốt tuồn tuột quân phục, bám càng máy bay Mỹ dông về nguồn Cali. Và Vi-xi chỉ tốn nhõn 55 ngày để đóng hòm cái gọi là quốc gia VNCH. Thành kính phân ưu!

Đấy, muốn giở nên nhà Sử học nhỏ tuổi, muốn rename cuộc chiến, Sàm cần phải lắng nghe Đỏ dạy dỗ chu đáo thế.  

Wednesday, May 1, 2013

Nước Việt trục xuất người Việt?

Công an Nội Bài viện dẫn điều 8 Pháp lệnh nhập cảnh, xuất cảnh và cư trú của người nước ngoài tại VN để không cho phép ông Phạm Văn Điệp vào nước với lý do ông Điệp có hoạt động chống phá nhà nước.  

Điều đáng nói ở đây, ông Điệp vẫn mang quốc tịch VN, chưa hề có thêm quốc tịch nào mới dù ông sinh sống ở Nga đã hơn 20 năm và cũng chưa bị tước quốc tịch VN. Hộ chiếu của ông Điệp được cấp vào tháng 2/2013. Vì vậy, áp dụng Pháp lệnh trên cho ông Điệp là không đúng. 

Nếu đã xác định ông Điệp có hoạt động chống phá nhà nước thì CA cần có các biện pháp ngăn chặn như hủy hộ chiếu, cấm xuất cảnh, bắt giữ, tạm giam để phục vụ điều tra theo các điều khoản Luật pháp dành cho công dân VN, hoặc kiến nghị tước quốc tịch trước khi cưỡng chế ông Điệp trở lại Nga. 

Vụ việc ông Điệp cho thấy, công an cửa khẩu VN hết sức tùy tiện trong việc áp dụng Luật và  quản lý công dân VN định cư ở nước ngoài. Hơn hết, nó thể hiện ý thức yếu kém trong việc khẳng định chủ quyền quốc gia ngay trên lãnh thổ của mình. Có khác nào nước Việt đang trục xuất chính người Việt