Bài mới

Wednesday, May 1, 2013

Nước Việt trục xuất người Việt?

Công an Nội Bài viện dẫn điều 8 Pháp lệnh nhập cảnh, xuất cảnh và cư trú của người nước ngoài tại VN để không cho phép ông Phạm Văn Điệp vào nước với lý do ông Điệp có hoạt động chống phá nhà nước.  

Điều đáng nói ở đây, ông Điệp vẫn mang quốc tịch VN, chưa hề có thêm quốc tịch nào mới dù ông sinh sống ở Nga đã hơn 20 năm và cũng chưa bị tước quốc tịch VN. Hộ chiếu của ông Điệp được cấp vào tháng 2/2013. Vì vậy, áp dụng Pháp lệnh trên cho ông Điệp là không đúng. 

Nếu đã xác định ông Điệp có hoạt động chống phá nhà nước thì CA cần có các biện pháp ngăn chặn như hủy hộ chiếu, cấm xuất cảnh, bắt giữ, tạm giam để phục vụ điều tra theo các điều khoản Luật pháp dành cho công dân VN, hoặc kiến nghị tước quốc tịch trước khi cưỡng chế ông Điệp trở lại Nga. 

Vụ việc ông Điệp cho thấy, công an cửa khẩu VN hết sức tùy tiện trong việc áp dụng Luật và  quản lý công dân VN định cư ở nước ngoài. Hơn hết, nó thể hiện ý thức yếu kém trong việc khẳng định chủ quyền quốc gia ngay trên lãnh thổ của mình. Có khác nào nước Việt đang trục xuất chính người Việt 

24 comments:

  1. Bà đọc tin bên Mụ Buôn Cải, thấy tức cười vãi ra.
    Azua a tòng tí cho nó hết ngày, rằng thì mà là mấy cha công an CK Nội Bài ngu chứ chả phải non tay nghiệp vụ hay kém hiểu biết.
    ( Giả sử, bà mà là đồng đội hay đồng đảng của thằng Điệp thì bà lại mừng cho Điệp zồi. Hi hi, "tái ông thất Ngựa", chứ mà "về" được có khi lại khổ! )

    ReplyDelete
    Replies
    1. À, con Đỏ không hiểu từ Công Xờ Môn thiệt ha? "Komsomol.." í!

      Delete
    2. BBC buôn chuyện nhân quyền, kệ họ. Đỏ chỉ quan tâm yếu tố pháp lý.

      Bà Ba muốn Công Xờ Môn của Putin hay 3Zũng

      Delete
  2. ông ấy có quốc tich nga rồi bác ơi

    ReplyDelete
    Replies
    1. Trong biên bản xử phạt hành chính, CA Nội Bài ghi rõ quốc tịch ông Điệp là Việt Nam. Bác Vũ vào đây đâyđể kiểm tra lại xem.

      Delete
    2. bọn nhập cảnh nó ẩu và ngu, ông ấy có quốc tịch nga từ lâu rồi nên mới mở ra được các tổ chức chính trị bên đó nếu không thì bị đưổi về từ lâu rồi vỉ nga nó không chấp nhận mở các tổ chức chống đói nhà nươc khác trên l lãnh thổ nó tương tự như việt nam.Mà có quốc tịch nga coi như không có quốc tịch việt nam vì vn không chấp nhận song tịch.Lý do chưa thu hồi hộ chiếu của pVD là ông an ninh áp dụng chính sách hai mặt ,buồn thì áp dụng như ngừoi nước ngoài (trong trương hợp nÀY).vUI THÌ ÁP DỤNG LUẬT VIỆT NAM ĐẺ BỎ TÙ. Còn đem ra tranh cai song tịch hay 1 tịch để thả ra thì còn khướt. thâm ý của an ninh việt nam là vậy

      Delete
  3. Ồ, bác Vũ nhầm rồi, VN chấp nhận song tịch nhưng Nga thì không. Ông Điệp đã từng gây ồn ào trọng vụ biểu tình chống TQ 2011. Một người bị cấm nhập cảnh ngay cửa sân bay thì an ninh chắc chắn phải nắm rõ lý lịch người này. Hộ chiếu ông Điệp được cấp mới toanh 2/2013. Những chi tiết này + clip đấu khẩu tại sân bay khiến Đỏ tin ông Đ chưa có quốc tịch Nga.

    ReplyDelete
  4. Bà Ba Bá Kiến.May 3, 2013 at 8:32 AM

    Song tịch khác với lưỡng tính, bà Ba nghĩ thế! Tức là con Điệp không thể "thể hiện" tính kiềm trong môi trường acide, cũng như tính acide trong môi trường kiềm. Thế nên, con Điệp có song tịch hay không, chả quan trọng. Nếu con Điệp đã là công dân Nga thì chuyện CACK Nội Bài làm đúng. Còn như sờ sờ "Anamit" đóng quốc huy Việt Nam mà làm vậy thì như bác Béo nói là vừa ẩu vừa ngu!

    ReplyDelete
  5. Em Đỏ cho bà biết ý kiến cái nào?
    http://donga01.blogspot.com/2013/05/bao-tuoi-tre-xin-loi-ong-pham-chi-dung.html.
    Bà thì bà chả biết zư lào!

    ReplyDelete
  6. Nga không chấp nhận song tịch. Muốn nhập quốc tịch Nga phải làm thủ tục xin thôi quốc tịch Việt qua Đại sứ quán. Việc cấp đổi hộ chiếu VN của người đang định cư ở nước ngoài cũng phải qua ĐSQ luôn. Đây là lý do khiến Đỏ khẳng định ông Đ vẫn là công dân VN. Chưa kể, với người song tịch, check-in hàng không luôn đòi hỏi xuất trình hộ chiếu cả 2 nước.

    Điều 3, chương 1 Pháp lệnh 24/2000 quy định PL chỉ áp dụng cho người nước ngoài, tức người không còn quốc tịch VN.

    Giả sử Nga cũng cho song tịch đi, thì trên phần lãnh thổ VN, với hộ chiếu VN, cơ quan công an phải ứng xử theo Luật dành cho người Việt để thể hiện chủ quyền quốc gia của mình, không thể đẩy phần trách nhiệm sang Nga.

    P/s: Đỏ sẽ viết về vụ báo Tuổi Trẻ và ông Dũng sau nhé. phải kiểm tra lại sự kiện đã.

    ReplyDelete
  7. http://googletienlang.blogspot.com/2013/05/ong-pham-van-iep-dot-nhung-thich-cai-cun.html#more

    ReplyDelete
  8. À hóa ra con Phạm văn Điệp này lại là tay khách quen PVD mà mình cũng đã từng mất công ráo hóa hắn ở googletienlang.blogspot.com, loanh quanh vụ osin bán sách.

    Nhận xét của mình là con này quá bảo thủ, ngu, không có khả năng phân biệt đúng sai, hóa ra nó là một con rận chính cống, thảo nào, DCMNC!

    Được biết con này về nước nhằm lấy số má rang hồ rân chủ, viết thư tùm lum cho lãnh đạo Putin và lãnh đạo ta trước khi về để gây tiếng vang, nhân diệp góp ý hiến pháp.

    Mình chả hiểu luật, con Đỏ sang chỗ lão nhandan88 mách mà tham khảo an ninh VN đúng hay sai, nhưng mình khen bọn nó (AN ta) một phát, TÀI. Bên Nga ngố mà nó cũng đéo nhận nữa thì hay nhể, cu cậu cứ gọi là đi máy bay suốt, như một tình huống xảy ra trong phim "13 chiếc ghế" của Nga xem đã lâu.

    ReplyDelete
  9. Xét Luật ở đây cũng đơn giản thôi. Cái lý nằm ở chỗ, khi đã tự tay ghi ông Đ quốc tịch VN thì CA Nội Bài không thể áp dụng Pháp lệnh 24/2000 được. Lấy số má gì là chuyện riêng ông Đ, chuyện của ta phải sử dụng đúng Luật để nêu cao chính nghĩa.

    Ông Đ làm to vụ này cũng là tự rước họa vào mình rồi. Chỉ cần VN tước quốc tịch thì Đ chỉ còn nước sang Ba Lan "tị nạn" và vĩnh viễn lưu vong ở đó.

    ReplyDelete
    Replies
    1. Chính xác luôn con Đỏ cháu bà!
      Mà này bà bảo, con sửa cái trình nhập mã cái đi, nhoè cả mắt!

      Delete
    2. Trình nhập mã nào hở Bà Ba?

      Delete
    3. Mã capcha đới, giờ thỉ ổn zồi em Đỏ cháu bà!

      Delete
  10. Thêm vụ nghệ sĩ Trọng Linh bị cấm về Vn. Cô Đỏ có ý kiến gì không, thông tư 21/2011 của Bộ Công An cấm cả công dân VN đang cư trú nước ngoài nhập cảnh.

    ReplyDelete
    Replies
    1. Khác với ông Điệp, Ông Linh có quốc tịch Pháp. Nếu ông ta vào Vn bằng hộ chiếu Pháp có dán miễn thị thực VN thì ông Linh được tính là người nước ngoài.

      Thông tư 21/2011 căn cứ Nghị định số 136/2007/NĐ-CP của Chính phủ. Theo khoản 2 điều 23 của NĐ này, công dân VN ở nước ngoài sẽ không được phép nhập cảnh vì lý do bảo vệ an ninh quốc gia và trật tự an toàn xã hội theo quyết định của Bộ trưởng Bộ Công an.

      Ở điều 4 chưa cho nhập cảnh, Thông tư chỉ viện dẫn điều 8 Pháp lệnh 24/2000 mà bỏ quên điều 23 của NĐ 136/2007. Thông tư "quên" hay tự cho phép mình đứng trên Pháp lệnh? Không biết, chỉ chắc chắn một điều, nó đương đánh đồng "công dân VN ở nước ngoài" = "người nước ngoài". Việc đánh đồng rất nguy hiểm vì nó làm giảm giá trị thực hiện chủ quyền quốc gia đối với chính công dân của mình.

      Delete
  11. Thấy chị Đỏ quan tâm , tôi muốn gửi chị ĐƠN KIẾN NGHỊ cho Thủ tướng Chính phủ . Chị thử xem việc này có đáng không ? Cảm ơn chị đã quan tâm.

    http://phamvandiep.blogspot.ru/2013/05/on-kien-nghi-kinh-gui-thu-tuong-chinh.html

    Cộng Hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam
    Độc lập tự do hạnh phúc

    Russian 10.5.2013

    ĐƠN KIẾN NGHỊ
    Kính gửi Thủ tướng chính phủ nước CHXHCN Việt Nam

    Tên tôi là Phạm văn Điệp , Công dân Việt Nam sinh ngày 12.6.1968
    Nơi sinh: Quảng Tiến , Sầm Sơn , tỉnh Thanh Hóa, Việt Nam
    Địa chỉ tạm thời: LB Nga, Petrozavodsk, phố Drevlanka 22/1-84

    Trong thời gia vừa qua, Bộ Công An đã có những hành vi chưa cho nhập cảnh, chưa được xuất cảnh, tạm hoãn xuất cảnh đối với người Việt Nam dùng Hộ chiếu Việt Nam. ......

    ........

    ReplyDelete
  12. Bác PVD thực sự muốn điều gì khi gửi đơn:

    a- muốn giành lại quyền lợi cho chính mình và cho công dân VN đang sinh sống ở nước ngoài theo Pháp luật?
    b- muốn câu view cho VOA/BBC/RFA/ nhóm NoU..., muốn góp phần kỷ niệm "Ngày Nhân quyền VN ở Mỹ 11/5, muốn phá hoại nguyện vọng Vn gia nhập Hội đồng Nhân quyền LHQ?

    Nếu muốn (b) thì bác đã nhầm khi vào blog Đỏ rồi. Nếu muốn (a) bác chỉ nên tập trung và dừng lại ở khía cạnh pháp lý trong trường hợp cụ thể của mình, đặc biệt cần kiềm chế, bình tĩnh và tìm những biện pháp thích hợp để đối thoại giữa công dân - nhà nước. Trước hết, cần chờ Đại sứ quán VN ở Nga hồi âm kiến nghị của bác đã.

    Không một chính quyền nào trên thế giới cho phép công dân nhục mạ tấm hộ chiếu quốc gia mình cả. Đơn thư của bác đang sa vào lời lẽ "Ngô Quang Kiệt"; điều này có hại cho bác nhiều hơn.

    Về pháp lý, cá nhân Đỏ nhận thấy có những điểm không thỏa đáng trong ở Nghị định 136/2007 và Thông Tư 21/2011 so với Pháp Lệnh 24/2000, sẽ viết ở entry khác.

    ReplyDelete
    Replies
    1. Thưa chị Đỏ
      Tôi muốn 4 điều trong việc gửi đơn, đó là:
      a) phục hồi quyền lợi cho mình
      b) cung cấp thông tin cho những người khác phục hồi quyền lợi tương tự
      c) sửa đổi luật lệ và thói quen làm việc của Công An cho phù hợp với thời đại .
      d) Cùng suy ngẫm tìm ra nguyên nhân đã tạo ra những sai trái .

      Không rõ chị Đỏ nêu ra khoản b( của chị Đỏ) với chủ ý gì, nhưng theo tôi thì khoản b đó không quan trọng. Nếu chị Đỏ là người chân chính thì những việc như VN gia nhập Hội đồng nhân quyền LHQ hay không gia nhập thì việc bảo vệ quyền con người đều được đưa lên hàng đầu. Nếu mình hay Việt Nam cứ làm đúng, đừng làm bậy thì càng nhiều kẻ quấy phá, càng nhiều cơ hội để cho người ta thấy mình đúng và có lẽ phải.
      Còn việc nhục mạ hộ chiếu quốc gia thì chị Đỏ đã hiểu nhầm. Tôi không nhục mạ Hộ chiếu Quốc gia Việt Nam, nhưng vì tôi giữ và dùng nó nên tôi đã bị nhục nhã và phiền lụy đủ điều . Chị Đỏ cứ vào nét mà xem video mà lưu lại nhiều phen vật lộn với Cảnh sát đặc nhiệm khi nó đòi kiểm tra để giữ hộ chiếu . Đã có Nhiều người Việt Nam ở Nga khi trình hộ chiếu Việt Nam thì chỉ có còn nước lẽo đẽo đi theo kẻ cầm Hộ Chiếu và nộp tiền . Nếu không đưa Hộ Chiếu thì bị đòn( như tôi đã bị vài chục lần), mà đưa hộ chiếu thì mất toi một ngày vì những việc phát sinh . Việc này đã bị ngăn chặn đáng kể ở Nga .
      Do đó, mọi điều tôi nêu đều có những cơ sở cả đấy . Chị xem lại xem
      Trân trọng
      PVĐ

      Delete
  13. - Nếu thực chất muốn quyền lợi chính đáng của mình, bác nên chờ ĐSQ hồi âm. Nếu chưa thỏa mãn, bác có thể gửi đơn khiếu nại lên Cục Quản lý XNC hoặc khởi kiện ra Tòa hành chính. Thủ tướng không có chức năng giải quyết những việc này.

    - Nếu bác chọn (b), Đỏ không có hứng trao đổi vấn đề. Chỉ là ý thích cá nhân, thế thôi.

    - Thực, Đỏ đọc đơn của bác mà rất buồn cười, vì những lý do sau:
    + Trường hợp Huỳnh Ngọc Chênh và Đào Hiếu hoàn toàn khác bác. Họ bị cấm xuất cảnh là đúng.
    + Bác dẫn Điều 3 NĐ 136/2007 về quyền xuất nhập cảnh mà bỏ qua Điều 21, 23 hạn chế xuất nhập cảnh. Tự do trong pháp luật, không phải tự do như trong rừng.
    + CA cửa khẩu có quyền kiểm tra hộ chiếu khi có nghi vấn an ninh. Bác có nghĩa vụ thi hành, ngược lại là chống người thi hành công vụ. Tất cả các sân bay trên thế giới đều vậy, không riêng VN.
    + Việc phiền hà mỗi lần trình Hộ chiếu VN với các cơ quan chức năng của nước sở tại là do quy định ở nước đó. Nhập gia tùy tục, bác than gì. Nước nào cũng thắt chặt quản lý xuất nhập cảnh của người nước ngoài cả.
    + Gia hạn, cấp đổi hộ chiếu có thủ tục quy trình của nó. ĐSQ nước nào chẳng có quy trình đó.
    + Vẫn giữ quốc tịch VN là sự lựa chọn của riêng bác, có ai ép buộc đâu mà bác than thở. Chắc chắn bác phải thấy có điểm lợi gì đó mới giữ nó, trong khi vợ và con gái đã đổi quốc tịch Nga.

    Trường hợp của bác có rất nhiều lợi thế có khả năng thắng kiện nên tập trung trình bày và nhấn mạnh, đừng lan man sang chuyện người khác và các văn bản khác. Bởi vì khi giải quyết khiếu nại/khiếu kiện; cơ quan chức năng chỉ xem xét từng trường hợp cụ thể với các chi tiết cụ thể thôi. Đơn thư hành chính khác với một entry blog bác ạ.

    ReplyDelete
  14. Vẫn chứng nào tật ấy Bà Đỏ ạ . http://phamvandiep.blogspot.ru/2013/12/gui-on-cau-cuu-cao-uy-nhan-quyen-lien.html . Chán như con gián với Chế độ và quan thầy mà các Bà phục vụ .

    ReplyDelete

Chèn link liên kết: Tên_link
Thêm hình: [img]link hình[/img]
Thêm clip: [youtube]link youtube]