Ở entry "Nước Việt trục xuất người Việt?"; Đỏ có trả lời còm của Cpmpl về Thông tư 21/2011. Nay sẵn weekend rảnh rỗi, có vài điều cần ghi chú thêm:
Theo Điều 3 Thông tư 21/2011, việc chưa cho nhập cảnh được áp dụng với 3 đối tượng:
1- Người nước ngoài
2- Người VN mang hộ chiếu nước ngoài
3- Công dân VN đang cư trú ở nước ngoài.
Thế nhưng ở điều 4 về thủ tục chưa cho nhập cảnh, Thông tư chỉ viện dẫn điều 8 Pháp lệnh 24/2000 dành cho đối tượng (1) và (2), trong khi đối tượng (3) lại thuộc phạm vi khoản 2 điều 23 của Nghị định 136/2007/NĐ-CP.
Trong văn bản Luật, cả NĐ 136/2007 và TT 21/2001 đều không có những điều khoản cụ thể rõ ràng về việc chưa cho nhập cảnh theo từng đối tượng công dân VN sinh sống ở nước ngoài. Đối với người VN song tịch, việc trở lại nước ngoài rất dễ dàng; nhưng đối với người chỉ có một quốc tịch VN, sự thiếu cụ thể này đồng nghĩa với việc đẩy đuổi công dân ra khỏi nước mình và hơn nữa, đi ngược lại điều 1 Luật quốc tịch về trách nhiệm của nhà nước đối với công dân của mình.
Chính vì điều khoản Luật thiếu sót như vậy, nên trên thực tế, việc cấm công dân VN nhập cảnh ở sân bay được cơ quan CA căn cứ vào Pháp lệnh 24/2000, như trường hợp ông Điệp. Việc làm này chứng tỏ CA đang tự cho phép TT 21/2011 đứng trên cả Pháp lệnh.
Theo Điều 3 Thông tư 21/2011, việc chưa cho nhập cảnh được áp dụng với 3 đối tượng:
1- Người nước ngoài
2- Người VN mang hộ chiếu nước ngoài
3- Công dân VN đang cư trú ở nước ngoài.
Thế nhưng ở điều 4 về thủ tục chưa cho nhập cảnh, Thông tư chỉ viện dẫn điều 8 Pháp lệnh 24/2000 dành cho đối tượng (1) và (2), trong khi đối tượng (3) lại thuộc phạm vi khoản 2 điều 23 của Nghị định 136/2007/NĐ-CP.
Trong văn bản Luật, cả NĐ 136/2007 và TT 21/2001 đều không có những điều khoản cụ thể rõ ràng về việc chưa cho nhập cảnh theo từng đối tượng công dân VN sinh sống ở nước ngoài. Đối với người VN song tịch, việc trở lại nước ngoài rất dễ dàng; nhưng đối với người chỉ có một quốc tịch VN, sự thiếu cụ thể này đồng nghĩa với việc đẩy đuổi công dân ra khỏi nước mình và hơn nữa, đi ngược lại điều 1 Luật quốc tịch về trách nhiệm của nhà nước đối với công dân của mình.
Chính vì điều khoản Luật thiếu sót như vậy, nên trên thực tế, việc cấm công dân VN nhập cảnh ở sân bay được cơ quan CA căn cứ vào Pháp lệnh 24/2000, như trường hợp ông Điệp. Việc làm này chứng tỏ CA đang tự cho phép TT 21/2011 đứng trên cả Pháp lệnh.
Việc làm này cần phải được chấm dứt, bằng các biện pháp pháp luật như khiếu nại hoặc khởi kiện hành chính, tùy chọn. Bởi nó đương nghiễm nhiên kỳ thị công dân VN sinh sống ở nước ngoài, cố tình đánh đồng "công dân VN ở nước ngoài" = "người nước ngoài". Quan trọng hơn, nó làm giảm giá trị thực hiện chủ quyền quốc gia đối với chính công dân của mình.
Hiện nay, ngày càng có nhiều người Việt ở nước ngoài về nước hoạt động "dân chủ" gây rối phức tạp và sử dụng Luật pháp như một công cụ đấu tranh hữu hiệu. Tình hình này buộc chính quyền VN phải có những nghị định, thông tư quy định và hướng dẫn rõ ràng cụ thể hơn cho từng loại đối tượng công dân. Bên cạnh đó, công an VN phải có ứng xử cẩn trọng và rõ ràng với từng văn bản Luật và dưới Luật; để dẹp bỏ những hoài nghi "chế độ công an trị". Trên hết, để cộng đồng quốc tế tin tưởng giá trị pháp quyền của quốc gia.
Em Đỏ viết thế nài anh yêu, ti nhiên đơi chỉ là duy ý chí của em, chả biết Không Ai Sất có cùng suy nghĩ như vại không?
ReplyDeleteTheo Đỏ biết, vụ ông Điệp hình như là lần đầu tiên người chỉ có 1 quốc tịch VN bị cấm nhập cảnh. Trước đó toàn người VN mang hộ chiếu nước ngoài. Con khóc mẹ mới cho bú, hy vọng vậy.
DeleteChị Đỏ có suy được nguyên nhân nào mà hay đẻ ra các loại Thông tư trên cả Pháp Lệnh, đè lên Hiến Pháp và đạp bẹp Công ước không ?
ReplyDeleteCu PVD (tức Phạm Văn Điệp), người được nhắc tên trong entry hỏi đểu chị Đỏ đấy à?
ReplyDeleteTheo si nghĩ thiển cận của anh, chú nên tìm hiểu nguyên nhân cụ thể chú đã làm gì để bị AN vận dụng thông tư, pháp lệnh ... cấm nhập cảnh mà người khác không bị cấm thì tốt hơn.
Tôi hỏi chị Đỏ vì tôi đang hiểu chị Đỏ có những sắc ý về Luật, chị Đỏ sẽ có nhiều bài , nhiều ý để chỉ ra những vô vàn khác. Tôi đang tìm và muốn biết các nguyên nhân cơ bản đẻ ra hiện tượng này.
DeleteAN họ cấm tôi mà không cấm người khác thì có 2 lý do mà tôi biết :
1. Tôi là loại dân đen thấp cổ bé họng không có khả năng phản kháng hiệu quả, là loại dân dễ bị trấn áp nhất ( quyền không có, chức không có, súng không có, tiền không có ...) nên CA cứ vô tư xử theo ý của CÁ
2.Pháp luật bị suy diễn và thực thi tùy tiện. Việt Nam chưa có chế độ pháp quyền, ai muốn chế độ này đều không có cơ hội an toàn ở VN .
Hiện tượng văn bản Pháp quy con trùm đầu văn Bản Pháp quy mẹ ở Việt Nam không hiếm như con nghiện kết liễu người đẻ ra mình. Nếu chị Đỏ là người rành chữ, chị đó sẽ gọi đúng tên của nó , Chính vì vậy mà tôi hay muốn được nghe những người rành chữ nghĩa họ nói .
Đỏ nghĩ nguyên nhân gì cũng phải sử dụng đúng luật thì người ta mới tâm phục khẩu phục. Nhà nước không thể hành xử kiểu "nhìn mặt mày thấy ghét" được
DeleteĐỏ không kết luận TT 21/2011 trên cả Pháp Lệnh; chỉ nói nó bỏ qua một đối tượng công dân và trong thực tế, đã xảy ra trường hợp CA xem đối tượng này là người nước ngoài, qua đó cho phép TT đứng trên PL.
ReplyDeleteHiện tượng các loại văn bản pháp quy "ngồi nhầm lớp" không phải nguyên nhân chế độ nào cả. Nó là thực tiễn hoạt động hành pháp phức tạp trong quá trình vận hành xã hội, không tránh khỏi mâu thuẫn giữa công dân với các quyết định hành chính nhà nước. Đó là lý do ra đời Tòa Hành chính để giải quyết các vụ kiện hành chính. Tòa án này có khắp nơi trên thế giới, gồm cả VN.
Nhân đây nói nhỏ với bác Điệp chuyện này: về Lý thì chúng ta mổ xẻ Luật như thế, chứ về Tình thì Đỏ thực, cấm nhập cảnh bác theo PL 24/2000 thực chất là nhân đạo đấy. Giả sử CA cho bác nhập cảnh, rồi chiểu theo NĐ 136/2007 cấm bác xuất cảnh trở lại Nga (công dân VN mà) khoảng 6 tháng thôi thì hihi, có khi bác mất luôn vợ con đó. Lần này thì bác không khiếu nại/ khiếu kiện gì được nữa đâu nhé.
ReplyDeleteChị Đỏ à . Tôi đã xác định nếu bị phiền hà ở trong nước thì tôi cũng theo đuổi công lý đến cùng à . Cách đây 6 năm, tôi vào Việt Nam với lý lịch ầm ĩ hơn , tôi cũng đòi đưa CA ra khiếu nại và họ chẳng thèm trả lời nên tôi lại kiện ra tòa Hà Nội . Thực chất là tôi muốn công khai những việc mà lâu nay họ cho là Phản động mà tôi muốn chứng mình ngược lại : Bày tỏ quan điểm , hội họp , thảo luận ôn hòa mọi vấn đề chính trị của xã hội không thể bị gọi là có tội hay phản động . Tôi thích bày tỏ quan điểm chính trị , chán Đảng hay yêu Đảng là quyền của mỗi người dân và bày tỏ lý do tại sao yêu Đảng, tại sao chán Đảng cũng là quyền hợp pháp của dân. Việc yêu Đảng thì có những người như chị Đỏ chẳng hạn , họ nói nhiều cái hay của Đảng rồi nên tôi không muốn nhắc lại , còn tôi chán Đảng vì tôi thấy nhiễu cái dở, ai hỏi tôi thì tôi phải giải thích và nêu ra cái dở vì nếu tôi không nêu ra cái dở thì họ lại bảo là tôi tâm thần, chẳng có lý do gì cũng chán . Có phải vậy không chị Đỏ a ?
DeleteNăm 2007 tôi cũng đã kiện mà không được giải quyết . Tôi thấy cái dở của quan chức ở nhà là lúc thì muốn giữ tôi lại để Phản động, Lúc thì khong cho vào để Phản động . An ninh quốc gia cái kiểu gì mà lúc tôi ở trong nước thì muốn giữ lại , lúc tôi ở nước ngoài thì không cho vào . http://phamvandiep.blogspot.ru/2007/12/sinh-hoat-cong-dong-v-cuoc-song-cua-pvd.html
DeleteTòa không thụ lý các hành vi hành chính có liên quan đến an ninh quốc phòng. Luật nước nào cũng vậy. Bác nên đọc kỹ Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án hành chính 1996/2006 cho vụ việc 2007 của bác. Luật Tố tụng Hành chính 2010 cũng vậy.
ReplyDeleteNếu thân thiết với Đàn Chim Việt, bác nên nhờ họ dịch thuật và cung cấp cho bác toàn văn Luật Yêu Nước Mỹ (Patriot Act) để tìm hiểu thêm hoạt động bảo vệ an ninh quốc gia ở xứ dân chủ. Và hãy hỏi vì sao có hàng ngàn người ở trại giam Guantanamo không được đưa ra xét xử.
Anh hùng với thằng khùng cách nhau chỉ một bước chân thôi.
Chị Đỏ à . Tôi không phải là kẻ bị cho vào trại giam để đòi xét xử à . Chị yêu Đảng thì cũng yêu vừa vừa thôi, còn để cho người khác yêu với chứ . Chị bênh họ chằm chặp à . Bất cần biết phải trái là không ổn rồi . Tôi kiện vì hành vi gây thiệt hại cho tôi từ những hành vi không theo luật nào của CA chị Đỏ à .
DeleteTôi ở Nga cũng hay thóc mách chuyện lẽ phải lẽ trái với họ , rất may là họ không hành xử như ý chị Đỏ là cứ bắt, làm hại người ta rồi phao tin là thuộc an ninh quốc gia nên chẳng ai có quyền kiện cáo gì.
ReplyDelete