Cái bản góp ý Hiến Pháp của Phố Nhà Chung, lẽ ra Đỏ chẳng quan tâm, nếu không có 1 dòng đụng đến 2 ông cao tằng cố tổ bên nội nhà Đỏ, tức cụ Các-Mác Vĩ Đại và cụ Lê-Nin Sống Mãi.
Dòng viết thế này “phải
hiểu thế nào và làm sao thực thi quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo bởi lẽ chủ
nghĩa Mác-Lênin tự thân là chủ nghĩa vô thần”
Các cha tinh thâm triết học, tu tập bác ái
tình thế nào không biết, chứ ở dòng này, thể hiện sự vu vạ trơ tráo.
Một định nghĩa hoàn
chỉnh về vô thần, cả thế giới còn đương cãi nhau bét nhè kia, trong ấy nghĩa
nguyên thủy là không tin một đấng tạo hóa cụ thể và nghĩa phát triển là chủ
động loại bỏ các vấn đề về chúa trời hay thần thánh và tôn giáo ra khỏi hoạt
động tìm kiếm tri thức hay các hoạt động thực tiễn. Cả hai nghĩa đều ngời sáng bản lĩnh tự tin phẩm giá con người.
Ở VN, về lý
thuyết, chủ nghĩa vô thần hoàn toàn phù
hợp với tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên và các sự hồn nhiên tôn giáo khác của người
Việt. Về thực tiễn, chủ nghĩa Mác-Lê chẳng ảnh hưởng đến việc thực thi quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của người
dân. Ngược lại đằng khác, nó đã gia ân
phát triển cho Thiên Chúa giáo vốn rất nhiều ẩn khuất lịch sử. Ngược lại nữa, chính tư tưởng hữu
thần “Con Một Thiên Chúa” mà giáo dân VN trước 1960 không được phép thờ cúng tổ
tiên như tín ngưỡng truyền thống; cũng chính tư tưởng hữu thần “thà mất nước
không thà mất Chúa” mới gây nên đại họa binh đao máu lửa suốt 30 năm
(1945-1975), trong đó có hẳn một giai đoạn Ngô Đình Diệm kỳ thị Phật giáo.
Thưa quý vị giám mục
Nhà Chung, các vị muốn chủ nghĩa hữu thần nào thống trị? Muốn được tự do tôn
giáo như Mỹ và phương Tây chăng? Ok, Đỏ, thay mặt Đảng và nhà nước, sẽ bỏ motto “Độc lập - Tự do - Hạnh phúc”, để thay vào đó khẩu hiệu “In Buddha we trust” (Nơi Phật chúng con phó thác); rồi
đánh thuế nhà chùa, rồi phát lương cho các sư sãi, rồi lấy ngày Phật
Đản, ngày Vu Lan, ngày vía Quán Thế Âm làm ngày lễ quốc gia tất, như Mỹ và phương Tây đang làm với
Thiên Chúa giáo. Khi đã đến mức "one Nation under Buddha" (một dân tộc dưới Phật) như lời công dân Mỹ tuyên thệ dưới lá quốc kỳ 50 sao với Chúa; quý vị giám mục đừng ân hận, đòi hoài vọng giá trị vô thần của chủ nghĩa Mác-Lê nhé.
Con chiên VN đa số tập
trung ở các vùng lạc hậu, kém phát triển. Họ đã vất vả lắm phần xác, đừng đày
đọa họ thêm phần hồn. Thay vì vu vạ cho vô
thần, hãy lấy làm sung sướng và hạnh phúc khi trên đất nước vô thần này, ngày Noel
luôn được tổ chức tưng bừng, trang trọng, chan hòa khắp mọi nơi, trong khi ở
nhiều nước dân chủ khác, Giáng Sinh và nhà thờ thường trở thành các mục tiêu
tấn công đẫm máu, chỉ vì xung đột tôn giáo, tranh chấp thánh thần.
Hãy cảm ơn vô thần đi, các cha!
Sao tự dưng mọi người cùng có hứng nói về Kitô giáo thế nhỉ?
ReplyDeleteCùng quẫn lý lẽ của một con cừu
Tư tưởng lớn thường gặp nhau mà :)
ReplyDeleteBài viết gọn và hay quá.
ReplyDeleteNhưng mình lấn cấn chỗ này: Đạo Phật tôn giáo phổ biến ở ta từ xưa đến nay là vô thần hay hữu thần?
Định nghĩa về vô thần:
"nghĩa nguyên thủy là không tin một đấng tạo hóa cụ thể và nghĩa phát triển là chủ động loại bỏ các vấn đề về chúa trời hay thần thánh và tôn giáo ra khỏi hoạt động tìm kiếm tri thức hay các hoạt động thực tiễn"
hoàn toàn có thể áp dụng cho đạo Phật, bởi:
1. Đạo Phật không công nhận một đấng Tạo hóa nào cả: Vũ trụ là vô thủy vô chung và vô thường.
2. Đạo Phật chủ trương tìm kiếm tri thức thông qua biện chứng và giác ngộ (tự thắp đuốc mà đi)
Nếu đạo Phật là vô thần thì giả định của Đỏ về việc bỏ moto (vô thần) “Độc lập - Tự do - Hạnh phúc”, để thay vào “In Buddha we trust” (hữu thần?)sẽ chẳng thuyết phục được các cha đâu.
Nhưng dù sao, nếu là người biết điều thì các cha cũng nên cám ơn.
Vâng, bản chất Phật giáo là triết học. Nhưng trong thực tế, nó đã phát triển thành tôn giáo.
DeleteNghĩa phổ biến nhất của vô thần là không có niềm tin vào thần thánh. Ý các cha nhà thờ là như vậy, dù thực chất, họ suy nghĩ rất cực đoan: vô thần là không tin Chúa. Để che giấu bản chất này, họ không bao giờ dám nói Phật giáo là vô thần. Hơn nữa, niềm tin thần thánh thường đi đôi với phủ nhận khoa học, điều mà Thiên Chúa giáo đã làm suốt 1000 năm Trung Cổ. Đàng nào cũng gậy ông đập lưng ông, bác Lee đừng lo
dcmn, con đỏ đúng là con cam cam và con hoa ngâu rồi
ReplyDeleteBà tán thành một khía cạnh của con Đỏ giải trình cho con Lee ở comment. Chữ NGỘ trong Phật Giáo bao gồm cả triết lẫn tôn.
ReplyDeleteNói thêm chút cho củ tỉ khoai làng Đại là như này. NGỘ không đăng ký hộ khẩu ở hẳn TÂM cũng như không xin giấy tạm vắng bên làng TRÍ. Mả mẹ con NGỘ, nó có 2 "quốc tịch" vừa Tâm vừa Trí. Thế mới khó cho các "dị tôn" khi xem xét "Phất Nhơn" chứ!
Bà kém cỏi chữ nghĩa, có gì các bẹn cứ hô lên cho bà biết với!
Chữ Ngộ đạo Phật vừa Tâm lẫn Trí và cả Duyên nữa Bà Ba ạ
ReplyDeleteĐúng vậy em Đỏ! Có điều, bà đương nói đến cái comment của em giả nhời em Lee. Với lại, ta đang nói đến "khoai làng Đại" em Đỏ nờ. Thế nên, chữ Duyên cho bà khất, lần sau khi bàn đến "bắp ngô làn Tiểu", ta nói chữ Duyên cho nó củ tỉ. Nhỉ?
DeleteCác bà giỏi thế! Lính vực nào cũng "ngôn luận" được. Mình kém, thôi thì đành "dựa cột" nghe lõm.
ReplyDeleteĐỏ viết sắc nhưng chắc các cha nhà thờ không đọc đâu vì sợ bị vạ tuyệt thông, hết đường lên với 3 ngôi.
Thiên Chúa giáo VN cuồng tín và cực đoan bậc nhất, đừng trông mong họ thay đổi điều gì. Đỏ viết để mọi người biết thêm một ít về "thuốc phiện"
DeleteSinh nhật ông Râu người Đức đã mấy hôm nay mà em Đỏ cháu bà còn cạnh khoé thế hử? Nhưng mà hay! Bà ưng rất!
DeleteCái chính, "cpn nghiện" xứ Lừa ta không chết vì Ô pi um mà chết bởi dáng vẻ "đẹp đẽ của cái ống điếu" hay cái kim tiêm, em Đỏ cháu bà ạ. Akay nhẻ?
Khỉ thật, ngón tay bà to cứ gõ chữ này sang chữ nọ. "Con nghiện" chứ!
DeleteGiờ mới đọc kỹ lại, hay quá!!!
ReplyDeleteTks Đỏ và mụ Lee nhiều.
[quote]Chữ Ngộ đạo Phật vừa Tâm lẫn Trí và cả Duyên nữa Bà Ba ạ[/quote]
ReplyDeleteVặn kĩ đầu lâu tí thì chỉ TRÍ là đủ. Trí sáng thì lòng không. Bỏ được chấp. Thì đến gần được sự thật (nào?!). Gọi đó là ngộ. Đến được bờ đó thì không còn ngã, cũng chẳng còn vô ngã. Tâm và duyên [có lẽ] chỉ cần cho tầng thấp của việc đi đến ngộ.