Bài mới

Sunday, April 20, 2014

Cách mạng du côn và đạo đức giả

TT Cộng hòa Czech Milos Zeman: thực chất cuộc cách mạng hiện nay ở Ukraine là một số du côn chống lại các du côn khác. Ukraine cần có một nhà lãnh đạo mạnh mẽ và trong mọi trường hợp không phải là một trong những kẻ du côn, cho tới nay vẫn đang nắm quyền, dù thậm chí đó là một phụ nữ với nụ cười thiên thần và bím tóc đẹp. 


ông Pat Buchanan, nguyên cố vấn cho các TT Richard Nixon, Gerald Ford và Ronald Reagan, từng tranh cử TT Mỹ,  Tại sao Ukraine, Gruzia được ly khai khỏi LB Soviet 1992 còn Abkhazians và Nam Ossetia lại không? Tại sao Texas 1845 được tách khỏi Mehico nhập vào Hợp Chủng Quốc, còn Krym 2014 về Nga thì không, dù nó không hề đổ máu? Tại sao Khrushchev có quyền cho đi một phần lãnh thổ quốc gia, còn Putin thì không có quyền đem nó về lại? 


Đã từ lâu, hậu cách mạng màu để lại khắp nơi những thảm cảnh không cần che đậy: chia rẽ nội bộ người dân sâu sắc, xung đột quyền lực đảng phái dữ dội, chủ quyền quốc gia độc lập bị xâm phạm trắng trợn, nguy cơ nội chiến nóng bỏng, kinh tế khủng hoảng trầm trọng v...v.  Mạnh vì gạo, bạo vì tiền, các đại gia bao tiền súng cho CM màu thỏa sức nhấp nháy hào quang 2 từ "tự do - dân chủ". Chỉ đến maidan Ukraine, màu cách mạng mới chịu dừng tô vẽ lòe loẹt để trở về đúng bản chất của nó: du côn và đạo đức giả.

Vì Ukraine khốc liệt hơn các cuộc CM khác chăng? Không; so với Kosovo, Lybia, Ai Cập, Syria ..., biến động Ukraine nom hiền lành hơn cả trăm lần. Đơn giản chỉ vì nó xảy ra ngay cửa ngõ EU khiến những kẻ từ lâu chuyên nghề ném đá nay bị táng lại một cục to tướng đúng cửa miệng. 

Pháo hoa ngày Krym trở về Nga
Milos Zeman: Crimea chưa bao giờ là một phần của Ukraine cho tới khi Khrushchev tặng nó cho Ukraine







Friday, April 11, 2014

Hai đất nước trong một tổ quốc

Thực ra chỉ là hai miền lãnh thổ của cùng một quốc gia. Nhưng chúng khác biệt quá lớn, đến mức đành gọi khá tối nghĩa là hai đất nước trong một tổ quốc.  

Một bản đồ mang đầy thông tin thú vị. Lãnh thổ Ukraine rộng lớn ngày nay lại do chính  nước Nga cộng sản tạo ra 


- Vàng tươi được hình thành bởi các Nga Hoàng trước 1917. Kiev rầm rộ Maidan đòi gia nhập EU ngay và luôn.

Xanh lá được Hồng quân Soviet giành lại từ tay Balan trước và trong WW2. Từ Lviv, xuất phát các vận động để Ukraine trở thành nhà nước độc lập sau khi Liên Xô tan rã 1991. Trong phong trào Maidan Kiev phản đối chính phủ Yanukovik, Lviv từng tuyên bố tự trị chính trị, trở thành thành phố tự do.

- Xanh trời do Lenin phân bổ trong Liên bang Soviet. Lugansk, Donetsk, Kharkiv nơi đây đang biểu tình ly khai và đã có hai "nhà nước" tuyên bố độc lập, gồm Cộng hòa Nhân dân Kharkov và Cộng hòa Nhân dân Donetsk. 

Hồng tím là quà tặng của Khrushchev năm 1954. Bán đảo Krym xinh đẹp nay trở về nước mẹ Nga thông qua trưng cầu dân ý lịch sử 16/3/2014.

Không phải ngẫu nhiên mà biện pháp liên bang hóa Ukraine đang được đặt ra nhằm hướng tới dàn xếp mâu thuẫn nước - lửa này. Đông - Tây Ukraine khác biệt cứ như thể hai quốc gia thù địch trong thế giới hỗn loạn vậy. 

Donetsk muốn sáp nhập Nga. Có thể tưởng tượng thêm tình huống này: Lviv cũng sẽ ly khai và đòi trở lại thuộc quyền Ba Lan nếu một chính phủ thân Nga lên nắm quyền, tiếp tục từ chối cơ hội gia nhập EU. 

Hy vọng còn lại mỗi màu cam ở giữa làm trụ cột đoàn kết bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ Ukraine sau khi Krym đã vĩnh viễn chia tay. 

Wednesday, April 9, 2014

Đừng đi quá lăng Bác!

Gửi Google.tienlang,


Những gì đang dậy sóng ở phía đông Ukraine giống hệt với "cuộc cách mạng nhân phẩm" (chữ dùng của đại sứ Mỹ tại Ukraine) đã diễn ra trên quảng trường Kiev đầu năm 2014. Chỉ khác, maidan miền Tây   được gọi là "người yêu nước", trong khi "đồng nghiệp" của họ ở phía Đông  bị chụp mũ "bọn khủng bố cướp chính quyền". 

Đáng tiếc, lời kết tội này có một phần cơ sở đúng. Việc thành phần biểu tình Donetsk tuyên bố độc lập và yêu cầu được sáp nhập vào Nga đã làm mất đi chính nghĩa đấu tranh trong thời khắc Ukraine biến động dữ dội cần quyết liệt đề cao tính toàn vẹn lãnh thổ.

Cho dù yêu mến nước Nga dũng cảm "một mình chống lại mafia" và phẫn nộ với thói lá mặt lá trái của Mỹ-EU bao nhiêu chăng nữa;  chúng ta cũng không được phép đánh lộn sòng giữa quyền tự quyết dân tộc với tội danh phá hoại an ninh quốc gia. Ủng hộ một Kharkov, một Lugansk, một Donetsk ly khai không khác nào kích động chia rẽ dân tộc, tham gia tạo cơ sở làm tan rã một thực thể quốc gia thống nhất, có chủ quyền. 

Krym không phải tiền lệ  kích hoạt chủ nghĩa ly khai. Tính Nga, thuộc Nga thấm đẫm tận trong máu thịt Krym đã thành lịch sử. Quãng thời gian Krym thuộc Ukraine (1954-2014) chỉ là hậu quả sai sót kỹ thuật phân chia hành chính Liên bang Soviet. Trong khi đó, các tỉnh miền Đông không có đặc thù này, chúng vẫn là những bộ phận hữu cơ không thể tách rời khỏi cơ thể Ukraine. Quyền toàn vẹn lãnh thổ cả quốc gia luôn tối thượng, đứng hẳn trên quyền ngôn luận của một bộ phận người dân. Nhóm biểu tình ly khai ở miền Đông không phải một cộng đồng dân cư đặc thù riêng biệt như Krym. Họ có quyền tham gia các quyết sách đất nước hoặc đòi tự chủ lớn hơn cho địa phương nhưng cần thể hiện một cách đầy trách nhiệm, đầy tinh thần công dân  chứ không phải bằng con đường ly khai, đòi sáp nhập vào nước khác, buông tay bỏ rơi Tổ quốc mình. 

Đã có chút máu đổ ở miền Đông. Nhưng với tuyên bố bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ Ukraine, chính quyền tạm thời Kiev tuy đang đầy dẫy yếu tố cực đoan lật lọng đang phê phán, vẫn hoàn toàn có lý do chính đáng để trấn áp biểu tình, qua đó tranh thủ được dư luận quốc tế.

Nhà nước Cộng hòa Donetsk chấm dứt tồn tại sau không đầy một ngày đêm. Vì "nhận được nhiều ý kiến không đồng tình của người dân" (trích tuyên bố của Hội đồng Các Lực Lượng Yêu Nước Donbass).

Đã từng Việt Nam 20 năm chia cắt Bắc-Nam. Đã từng một nhóm Tây Bắc, Tây Nguyên đòi ly khai. Ơn Quốc tổ Hùng Vương, tất cả đau đớn đã qua và chúng ta đã, đang, sẽ không để điều ấy xảy ra nữa. 

Pháo hoa Krym ngày trở về Nga,
Thủ tướng Krym: Chúng ta yêu mến nhân dân và đất nước Ukraine, nhưng chưa bao giờ coi đó là Tổ quốc.


Cập nhật: Hội đồng Điều phối Nhân dân Donetsk bác bỏ thông tin về việc hủy bỏ quyết định thành lập CH Donetsk. Bà Elena Korovkina, đại diện HĐ cho biết: "Ngược lại, hiện HĐND đang ngồi trong tòa hành chính khu vực  và đã chấp thuận thỉnh nguyện kêu gọi cộng đồng quốc tế công nhận chủ quyền của nước cộng hòa mới  

Monday, April 7, 2014

Lý Của Luật Quốc Tịch

- Ý kiến của bác nhà văn Nguyễn Văn Thọ, việt kiều Đức, nghe đồn đại ý: Trong số hơn 4 triệu kiều bào hiện nay đang sinh sống ở nước ngoài, hầu hết đều đã có hộ chiếu VN. Về mặt pháp lý, đương nhiên, khi đã cấp hộ chiếu cho họ, nhà nước ta đã công nhận về vấn đề quốc tịch của số người này. Vì vậy, yêu cầu họ đăng ký giữ lại quốc tịch là điều luật vô lý. 

- Ý kiến của Đỏ, công dân thiên đường xì-pam: Hộ chiếu được cấp không có giá trị vĩnh viễn. Loại phổ thông không quá 10 năm, loại ngoại giao, công vụ không quá 5 năm. 

Khi hộ chiếu hết hạn sử dụng thì vấn đề quốc tịch ghi trên hộ chiếu đó phải được xem xét lại. Đây cũng là đối tượng của việc đăng ký giữ quốc tịch (khoản 1 điều 18 mục 5 Nghị định 78/2009/NĐ-CP).

Ví dụ, chú Cuội được đồng chí 3x cấp hộ chiếu hạn 2008-2018. Trong năm 2008, Cuội ôm gốc cây đa leo lên Cung Trăng, kết hôn cùng chị Hằng và đã tuyên thệ nhập tịch Cung Trăng. Đến 7-2014, hộ chiếu Cuội vẫn còn 4 năm giá trị. Suy ra Cuội vẫn còn quyền làm con Rồng cháu Tiên. Sang đến 2019, nếu vẫn muốn được Đảng ta lãnh đạo tài tình , Cuội phải đăng ký giữ quốc tịch. Đại khái thế.


- Về nguyên tắc (Điều 4 Luật Quốc tịch), VN chỉ chấp nhận một quốc tịch.

- Trên thực tế, có cả triệu người khi đi ôm hộ chiếu VN nhưng khi về đã thấy xuất trình lãnh thổ khác. Ví dụ Phạm Thị Hoài chẳng hạn. Sắp tới có lẽ thêm Cù Huy Hà Vũ ôm "Độc lập-Tự do-Hạnh phúc" sang Mỹ chữa bệnh, hy vọng ngày về sẽ là một Barrak Cù hoặc Oblabla Cù gì gì đó. 

- Giải đáp thắc mắc về Luật Quốc tịch trên báo Người Việt (tiếng nói của người Mỹ gốc Việt bang Cali): Khi bạn giơ tay tuyên thệ bỏ quốc tịch VN để nhập tịch Mỹ thì đối với Hoa Kỳ, bạn chỉ có quốc tịch Mỹ. Nhưng chính quyền VN nói rằng bạn chưa làm đơn xin thôi quốc tịch VN nên vẫn còn quốc tịch VN. Hoa Kỳ không có quyền hạn gì đối với luật pháp VN để bắt chính quyền VN công nhận bạn là công dân duy nhất của Hoa Kỳ.

Điều khoản 349 INA của luật Quốc tịch Mỹ: "Công dân Hoa Kỳ có thể mất quốc tịch Mỹ nếu nhập quốc tịch khác".


Sunday, March 30, 2014

Anh Không Đòi Quà

Krym chưa bao giờ nghĩ mình là một phần máu thịt không thể tách rời của Ukraine. Bản chất ly khai của Krym nằm chính ở đây.

Hãy tưởng tượng, một sáng thức dậy, bạn bỗng thấy mảnh đất Pleiku, nơi mình sinh sống bao đời ông cha, được tuyên về Campuchia vì tình hữu nghị nhân dân hai nước anh em . Bạn chặc lưỡi, thôi cho qua, đằng nào cũng màu cờ Liên bang Đông Dương chẳng khác. Thêm một sáng thức dậy nữa, LB tan rã, bạn - công dân Đại Cồ Việt - xuống cấp hóa thành bọn "duôn" hạ đẳng trên xứ Chùa Tháp vốn xa lạ và có nguy cơ bị hạn chế sử dụng tiếng mẹ đẻ của mình. Một trải nghiệm không dễ chịu tí nào.

Nếu không có đầu óc tưởng tượng phong phú như trên, hãy hình dung theo cách bình dị hơn, huyện Sóc Sơn của bạn bị chia tách về tỉnh Thái Nguyên - nơi giá đất đền bù quy hoạch tất không bằng Hà Nội. Tâm trạng uất ức của bạn thật dễ thấu hiểu. 

Ukraine nhận được món quà  Krym nhân danh thành viên LB Soviet. Khi tuyên bố độc lập khỏi LB năm 1991, Ukraine không còn tư cách sở hữu Krym nữa. Việc ông lão nghiện rượu Yelsin ký kết không đòi Krym chỉ nhằm đánh đổi giải giáp kho vũ khí hạt nhân ngay sát nách mình - thứ mà Ukraine có được cũng nhân danh LB Soviet. Một hành động buộc lòng trong hoàn cảnh nước Nga tơi tả giữa muôn vàn khó khăn thập niên 1990. Không có ủng hộ của lãnh đạo Nga, Krym không thể tồn tại độc lập, nhưng với sự khác biệt về văn hóa - lịch sử - ngôn ngữ, Krym đã đòi được cho mình quy chế tự trị trong lãnh thổ Ukraine. 

Thời gian 23 năm dưới màu cờ Ukraine (1991 - 2014), người Krym đã sống cuộc sống hồn Trương Ba da hàng thịt. Vấn đề không chỉ lãnh thổ mà cả con tim lẫn khối óc người dân Krym đều thuộc về Nga qua hơn 200 năm lịch sử. Ly khai chỉ còn là chuyện thời gian. 

Trên vùng đất của Tổ quốc mình, nay người Nga phải chấp nhận cho vay ưu đãi 15 tỉ đô lẫn hạ giá khí đốt đến 2/3 để đổi lấy gia hạn thuê căn cứ Krym mà vẫn có nguy cơ bị đá đít bất cứ lúc nào. Một ngày đến cảng Sevastopol - nơi nhuộm đỏ máu hy sinh Soviet  - người Nga sẽ không còn thấy hạm đội Biển Đen nữa, thay vào đó là chiến binh Nato đang lắp hệ thống phòng thủ tên lửa chĩa ngay vào Moscow. Có thể chấp nhận được điều này không? Không một người Nga nào, kể cả bạn, người không Nga nhưng tin vào giá trị nhân văn đích thực.  

Nước Nga không đòi lại quà, chỉ đơn giản họ nhận lại một phần máu thịt bị lưu lạc lâu năm. Cô con gái xinh đẹp Krym bị ép hôn ngoài ý muốn, nay quyết rời bỏ nhà chồng trở về nhà mình, nỡ nào cha mẹ từ chối? 

Hôn nhân không tình yêu ắt thành bi kịch. Câu này chân lý.


Monday, March 24, 2014

Em Còn Nhớ Hay Em Đã Quên?

Trong khi việc Liên bang Nga sáp nhập Crimea đang gây ra những tranh cãi về mặt pháp lý thì ngày 24/3, Serbia cũng chính thức tưởng niệm tròn 15 năm cuộc không kích đẫm máu của Liên quân NATO vào Nam Tư (tức Serbia ngày nay) do vấn đề ly khai ở tỉnh Kosovo.
Nam Tư bị không kích sau khi chính quyền của Tổng thống Slobodan Milosevic từ chối thẳng thừng yêu cầu rút quân đội khỏi Kosovo, nơi các lực lượng du kích người gốc Albania nổi dậy đòi độc lập, và không cho triền khai tại đó lực lượng gìn giữ hòa bình của NATO.
Theo đánh giá của chính quyền Serbia, các cuộc không kích kéo dài 78 ngày của Liên quân đã cướp đi mạng sống của khoảng 2.500 người, trong đó có 88 trẻ em. Tổng cộng 2.300 quả tên lửa bắn vào lãnh thổ Nam Tư. Trung bình mỗi thành phố tại quốc gia này phải hứng chịu 14.000 quả bom, riêng thủ đô Belgrad đã phải trải qua 212 trận ném bom lớn nhỏ.
Đây cuộc không kích lớn nhất tại châu Âu kể từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai. Cuộc tấn công không nhận được sự thông qua của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc
Tan nát Nam Tư 


  Bút tích kẻ ném bom




Saturday, March 22, 2014

Công Dân Đỏ Sẫm

Tặng bé Đỗ Doãn Lộc. Ngủ ngoan mãi em nhé!



Y phản động nhất nhà, nhiều lần dọa méc pú-lít khi bị dứ roi vào mông. 

Nếu sinh thời Hồng Đức nhân văn, hẳn y phải lưu đày châu xa, ngũ mã phanh thây tội đại nghịch bất hiếu. Vô phúc cho pama y, ở xứ giãy chết Đỏ Sẫm này, hành động của ku con trời đánh ấy được xem là kỹ năng sống quan trọng của trẻ em và được quán triệt  bài bản ngay từ bậc mầm non.

Mama y thuần Việt, nói kiểu gì cũng khăng khăng "thương cho roi cho vọt". Ả chỉ chấp nhận thay đổi bản sắc dân tộc sau một sự cố. Sự cố chẳng dễ chịu tẹo nào.

Ấy là khi anh giai 5 tuổi của y đến lớp với vẻ mặt buồn hiu cùng cánh tay trái quấn băng treo cổ. Ngay lập tức một ban bệ được thành lập để mở hồ sơ nghi án bạo lực gia đình. Nhân chứng đáng tin cậy nhất hiển nhiên là y. Đi hỏi già, về nhà hỏi trẻ, y khai bà ngoại thủ phạm. Hú hồn, thời điểm xảy ra vụ án, ngoại ngoải còn bận du hí xứ Oblabla. 

Hướng điều tra chĩa mũi dùi vào pama y. Chỉ có đấng sinh thành mới được nhóc con che giấu công phu thế. Không giấy triệu tập, không giấy mời, không thủ tục hành chính nào sất, pama phải trình diện ban điều tra chỉ qua một cú phone ngắn gọn. Những 3 lần. Ở đó,  phụ mẫu 2 bên bị tách ra hỏi cung riêng biệt, như bị can thực sự.  Đừng nghĩ đến việc bất tuân dân sự, cũng đừng nghĩ chuyện dối trá quanh co trước chính quyền, bị truất quyền nuôi con như chơi. Công dân Đỏ Sẫm được dạy dỗ chu đáo thế.

Hai anh em trong lúc rượt đuổi, đứa anh ngã, ku em tiện đà đạp mạnh lên tay anh thành cơ sự. Chuyện vỡ lỡ chỉ thế nhưng pama y vẫn chưa được quyền thanh thản. Một hồ sơ bạo lực gia đình từ lúc mở đến lúc đóng quy định 3 tháng tối thiểu. Trong thời gian ấy, ông bà bô vẫn nghĩa vụ cập nhật tình hình bọn chip cho ban bệ điều tra nếu họ muốn.

Ả thuần Việt vứt hẳn cây roi gia bảo đi rồi. Sau 15 năm làm công dân Đỏ Sẫm, ả muộn màng chấp nhận một điều chết tiệt. Bọn giãy chết kiên định sở hữu toàn dân trẻ em, cấm cửa lũ cha mẹ ưa bạo hành được quyền tư nhân con cái của chính họ.  






Friday, March 14, 2014

Trinh Tiết Cave


Cựu chiến binh VN: Có gì mới không?
Cựu chiến binh Mỹ: Không. Mỹ lại gửi máy bay đến Syria. Mỹ sẽ gửi thêm quân nữa.




Sunday, March 9, 2014

Ông Đại Tá Ukraine Và Lá Cờ Soviet

Đại tá Ukraine Yuli Mamchur dẫn 200 binh sĩ tiến về căn cứ Belbek-Krym, nơi đang bị lực lượng thân Nga chiếm giữ, để đòi chia quyền sử dụng căn cứ.

Hầu hết truyền thông đều khai thác tin này theo chủ đề hiện thực lãng mạn quân sự cổ điển:
- Dấu hiệu xung đột vũ trang đầu tiên giữa Ukraine và Russia
- Anh hùng tay không tránh đối đầu bạo lực đổ máu, cảm hóa được kẻ thù

Ít ai để ý đến là cờ đỏ trước đoàn binh sĩ Ukraine, trong khi nó cần được chú ý đặc biệt trong bối cảnh khủng hoảng Ukraine nóng bỏng  tâm lý bài Nga.

Đó là lá cờ truyền thống của Trung đoàn Phòng không 62 quân đội Soviet ở căn cứ Belbek trong WW2. Bất kỳ người  lính nào sinh ra ở Soviet đều được biết huyền thoại về Trung đoàn đã đánh thắng phát xít Đức năm 1941 và  bảo vệ vùng trời cho Hội nghị Yalta 1945 này. Đại tá Yuli Mamchur không ngoại lệ khi quyết định để lá cờ của Trung đoàn 62 dẫn đầu đoàn diễu hành. 

Không bất kỳ ai có lòng tôn trọng và tự hào về các anh hùng Liên Xô lại bắn vào lá cờ đó. Yuli Mamchur đoán đúng, Những gì ông và đồng đội nhận được trong cuộc đối đầu là năm phát súng chỉ thiên cảnh cáo, một trận bóng thư giãn trong lúc chờ hai bên đối thoại, một số người được chấp thuận cùng tuần tra căn cứ và cuối cùng là ... vác cờ ra về.

Họ có  một lịch sử chung lớn lao đến mức sẽ quá đau xót nếu xảy ra đối đầu thù địch. Trên mảnh đất Krym, máu người lính Soviet cả Nga lẫn Ukraine đều đã đổ xuống chặn bước phát xít,  quyết liệt bảo vệ chủ toàn vẹn lãnh thổ thiêng liêng. Người Nga đã trao Krym cho người  Ukraine năm 1954 trong ý nghĩa sẻ chia, cùng đoàn kết để phát triển. Yuli Mamchur thậm chí không thể nói ông là người Nga hay Ukraine nữa. 

Xung đột Krym bùng phát khi chính quyền Kiev hậu Maidan thay vì lo dọn dẹp đổ nát, ổn định đời sống đất nước, lại lao ngay vào một dự luật cấm ngôn ngữ thiểu số (chủ yếu là tiếng Nga) và làm ngơ cho hành động đập phá, dỡ bỏ các biểu tượng Soviet, bất chấp các biểu tượng ấy vinh danh trang sử Ukraine chống ngoại xâm. Động thái cực đoan thực sự giống như lời tuyên chiến với khu vực miền Đông, nơi đa số người dân nói tiếng Nga và có mối quan hệ địa lý, văn hóa truyền thống lâu đời với nước Nga

Yuli Mamchur đang nổi tiếng như anh hùng trên phương tiện truyền thông phương tây và thân phương Tây. Hành động của ông đại tá đáng khen ngợi ở góc độ sáng tạo giải pháp đối thoại. Nghịch lý chỉ ở chỗ, Yuli Mamchur sử dụng quá khứ Soviet như bùa hộ mệnh cho mình, như thiên sứ hòa bình cho nguy cơ nội chiến Ukraine; trong khi những kẻ đương tung hô ông đại tá lại ra sức kêu gọi đập bỏ quá khứ Soviet ấy để giành lấy chút lợi ích phe nhóm ích kỷ . 

Đẩy những người anh em chống lại nhau là tội ác. 


Thursday, March 6, 2014

Cảm Ơn Đã Chỉ Dạy!

Cuối cùng thì CNN, một trong những hãng thông tấn lớn nhất thế giới, cũng đăng tin về lãnh đạo Maidan Kiev bị nghi ngờ đứng đằng sau vụ bắn tỉa người biểu tình ngày 20/2. Tin đăng khoảng 5h GMT tức 11h VN ngày 6/3, sau khi cuộc gọi bị rò rỉ này đã tràn ngập truyền thông thế giới hơn nửa ngày.

Chậm trễ tin tức chuyện bình thường. Điều đặc biệt là ngay đầu bản tin, CNN chua thêm dòng khuyến cáo: Đừng suy diễn chuyện này quá nhiều (Don't read too much into the conservation) 

Bên dưới, lời bình đầu tiên nghe cay đắng: "Cảm ơn đã chỉ dạy!" (thank you for the instruction!

Được biết, Tổng thống Ukraine Yanukovik đang bị chính quyền Maidan truy nã, truy tố và đòi đưa ra Tòa án Quốc tế xét xử tội ác chống loài người.