Một bằng chứng gây
tranh cãi trong vụ án Phương Uyên là 2kg hóa chất tạo thuốc nổ. Bị cáo lý giải mua
về làm pháo chơi. Nhiều người cho rằng đây chỉ là những vật bình thường vô hại, không thể dùng làm bằng chứng buộc tội.
Về mặt pháp lý không đơn giản thế; thứ nhất
vì pháo bị cấm sản xuất, tàng trữ; đốt cháy; thứ hai vì vật chứng được xem xét trong tương quan với hành vi phạm tội. Con dao trong tay bà hàng thịt khác với dao trong túi quần một người đang âm mưu sát thương. Dao thứ nhất là
công cụ hành nghề hàng ngày, dao thứ hai có thể là bằng chứng cho một âm mưu hoặc hành vi phạm tội. Nguyên Kha
và Phương Uyên không có bất kỳ nghề nghiệp nào liên quan đến cháy nổ, nhưng lại đang ấp ủ một âm mưu "thủ tiêu chế độ". Họ cũng đủ tuổi để nhận thức về chủ trương cấm pháo của nhà nước.
Trường hợp "pháo Tết" của Kha và Uyên làm Đỏ nhớ tới vụ án "Molotov Cocktail" (chất nổ hoặc thiết bị gây cháy tự tạo thủ công) khá ồn ào gần đây trên báo chí Mỹ.
Tháng 5/2012, Sebastian Senakiewicz và Mark Neiweem bị bắt và bị khởi tố tội danh có kế hoạch sử dụng Molotov Cocktail, đe dọa khủng bố liên quan đến Hội nghị Thượng Đỉnh Nato ở Chicago . Senakiewicz lãnh án 4 năm tù, Neiweem 3 năm.
Điều quan trọng là các cuộc khám xét của cảnh sát không tìm thấy bất kỳ một chút hóa chất/ vật liệu cháy nổ nào. Senakiewicz đã khoe khoang đâu đó trên mạng, rằng ông ta có thể thổi bay một cây cầu vượt bằng chất nổ tự tạo giấu ở nhà. Mark Neiweem khiêm tốn hơn, chỉ kể mình biết chế tạo bom ống và viết nguyên vật liệu làm Molotov
coctail lên một tờ giấy. Tưởng quăng bom, ném đá, chém gió, xì-pam trên Net chỉ là trò vui; nào ngờ FBI ập tới. Những lời ba hoa khoác lác của hai kẻ thất nghiệp, rỗng túi bỗng trở thành chứng cớ buộc tội họ. Thật đúng nghĩa đen lẫn nghĩa bóng của từ "nổ văng mạng".
So với Đinh Nguyên Kha và Nguyễn Phương Uyên, Sebastian Senakiewicz và Mark Neiweem xem ra kém may mắn hơn nhiều.