Bài mới

Saturday, June 8, 2013

Bàn Chân Trở Về Máng Lợn

Không phải vô công rỗi nghề New York Times đăng tải "Những bàn chân nổi giận" của Tai Ương. Thời điểm này trùng với chuyến thăm thân mật của Tập-Làm-Chủ-Tịch với Tổng Olala. Địa điểm gặp nhau ở California nắng cát, nơi đông đảo sắc dân châu Á vốn đang ân oán nhiều với TQ. Đám Tây Tạng, Pháp Luân Công, Cờ Vàng  đã rộn ràng cờ quạt "dàn chào" Tập-Làm-Chủ-Tịch đợt này. Bài viết của Tai Ương nhân dịp được mượn để thêm công cụ đổ lửa vào dầu. Cái nhãn mác quan chức cộng sản chính quy, dù đã hưu gần về với Các-Mác,  phát từ trong VN ra, cũng le lói  hy vọng đắp đổi phần nào giá trị âm IQ của lũ Ba Que. 

Tai Ương có thâm niên 7 năm  tư vấn cho các Thủ tướng VN, từ 1999 đến tận 2006, vắt qua 2 đời Thủ Kiệt - Thủ Khải. So sánh thời kỳ đương kim tư vấn (A) và đương kim về vườn (B) của Tai Ương, thấy nôn ra một số thức tởm lợm:

1- Ở (A), Nghị định 38/2005 về tụ tập nơi công cộng được ký. Ở (B),  nó biến thành "bàn chân nổi giận của người biểu tình yêu nước bị đàn áp" 
2- Ở (A), Luật Đất đai 2003 được ký. Ở (B) nó biến thành  "bàn chân nông dân nổi giận vì bị sở hữu toàn dân đất đai". 
3- Ở (A), không cải cách chính thượng tầng nào lòi ra. Ở (B),  nó biến thành "bàn chân nổi giận vì cải cách chính trị không song hành cùng cải cách kinh tế" . 

Cũng thời đương kim tư vấn của Tai Ương,  năm 2005, 2 tàu cá ngư dân VN  ở vịnh Bắc Bộ đã bị cảnh sát biển TQ tấn công làm  9 chết, 7 bị thương, 8 bị bắt giữ. Hoạt động đáp trả của VN cũng chỉ dựng lại ở các biện pháp ngoại giao rồi xoay sang tranh chấp chủ quyền biển đảo..Hồi ấy không thấy Tai Ương vác loa gọi biểu tình, hay vác súng bắn trả; chỉ thấy bây giờ ông ta giờ to mồm kết tội CPVN hèn yếu trước TQ.

Trích một ý kiến Vô Danh trên VOA:  "Có bao nhiêu bàn chân vong nô nổi giận trên đường phố VN vậy hả ông Quá khứ? Được thì ông làm cố vấn. Thua thì ông nổi đóa lên làm giặc. VN không chấp nhận thứ tiểu nhân này."

Thế đủ rõ, "những bàn chân nổi giận" chỉ vì nó đã hết thời được theo voi ăn bã mía, nay bị đá đik giở về cái máng lợn. 

21 comments:

  1. Phường Điện BiênJune 8, 2013 at 10:41 AM

    Nói đến Tai Ương là nói đến sự tráo trở,sự tráo trở có tính truyền thống.

    ReplyDelete
  2. Cô lôi vụ ngư dân Thanh hóa bị bắn năm 2005 ra khiến tương lai và đám viện IDS á khẩu, hehehe. Suy cho cùng thì có là viện sĩ cũng ko thoát lưà bần nông nổi, ăn ko được nữa thì đạp đổ... Đáng khinh!!

    ReplyDelete
  3. Ngày càng hâm mộ em Đỏ.

    Rất sắc xảo em ạ !

    ReplyDelete
  4. This comment has been removed by the author.

    ReplyDelete
  5. Tại sao cụ thân sinh ra ông Tương Lai họ Tôn Thất, còn ông lại lấy họ Nguyễn Phước??? Có phải ông đã chối bỏ họ của mình (nói theo http://vualambaovn.blogspot.com/2013/06/ke-bat-luong-hay-su-trao-tro-cua-ong.html)???

    Gần như thế nhưng cũng không hẳn như thế.

    Theo quy định trong hoàng tộc nhà Nguyễn thì họ Tôn Thất là dòng ngoài, còn dòng chính (Chánh tông ) là họ Nguyễn Phước, tức là chỉ những người thuộc trực hệ của vua Gia Long trở đi mới được dùng chữ "Nguyễn Phước" trơn làm họ ngoài ra, tuốt tuồn tuột phải gọi là Tôn Thất ABC hoặc gọi đủ là Tôn Thất Nguyễn Phước ABC, để phân biệt dòng chính với dòng phụ.

    Nhắc lại, chỉ trực hệ của vua Gia Long trở đi mới được dùng chữ "Nguyễn Phúc" không thôi, và cũng có nghĩa là, trong tương lai triều Nguyễn, chỉ các ông này mới (có thể) được làm vua, nếu triều Nguyễn còn miên viễn kéo dài (như ước vọng của bài "Đế hệ thi" chẳng hạn).

    Xưa, hai chữ tôn thất (cũng đọc tông thất) ban đầu chỉ là danh từ chung chỉ dòng dõi hậu duệ nhà vua chúa, ví dụ bên Tàu, Lưu Bị là tôn thất nhà Hán, bên ta, Lê Lai (được ban) là tôn thất nhà Lê ….

    Đến năm 1832, vua Minh Mạng do thấy bà con Nguyễn Phước nhà mình ở mô ra đông quá, đành ban chiếu, mục đích là để “phân loại”, có ghi tại Đại Nam Thực Lục Chính Biên, như sau: "Năm trước, trong sổ tôn nhân, mọi người đều xưng là Nguyễn Phúc ... ta mới sai đổi gọi là Tôn Thất, để tỏ là tôn quý."

    Và từ đó hai chữ Tôn Thất trở thành một họ riêng, như họ cụ Tôn Thất Đàn, nay còn nhà thờ ở đường Thanh Tịnh (Huế).

    Các ông Tôn Thất Đàn và Tôn Thất Lang (bố và anh ông Tương) giữ họ Tôn Thất là đúng mực.

    Riêng ông Nguyễn Phước Tương, do chỉ lấy hai chữ Nguyễn Phước làm họ (lập lờ đánh lận con "vua" chăng?), do đó, những người trong hoàng tộc Nguyễn Phước "chánh tông" hoàn toàn có thể coi ông là lươn lẹo và lếu láo với tiền nhân.

    Nhưng cũng có thể việc ông Tương bỏ đi hai chữ Tôn Thất đơn giản chỉ nhằm tỏ ra giác ngộ giai cấp, thề hiện việc quyết ly khai tàn dư phong kiến dưới chế độ mới, để rồi dưới chế độ ấy, ông có được hai lần làm cố vấn cho "vua".

    Vẫn còn chút thắc mắc: Tại sao chữ Tôn (Tông, dòng dõi) lại đọc thành Tôn?

    Vốn trước thời Thiệu Trị vẫn đọc là Tông, bắt đầu từ thời vua Thiệu Trị, vì ông có tên là Nguyễn Phúc Miên Tông, quan dân đều phải kỵ huý, kể từ đó các văn bản, bài thi, sử sách đều phải né chữ Tông, miếu hiệu, dẫn tới tên đường ngày nay có chỗ ghi đường Lý Thánh Tông, Lê Thánh Tông ... có chỗ lại ghi là Lý Thánh Tôn, Lê Thánh Tôn…

    Trong sách "Các nhà khoa bảng Việt Nam" của Ngô Đức Thọ thì có ghi các tên Tôn Thất với chữ Tôn mang nghĩa "tôn quý", khác với chữ là Tông (cũng đọc là Tôn) mang nghĩa "dòng tộc",

    Mình thì dốt thật rồi, còn giáo sư Thọ, .... không lẽ cụ nhầm?

    ReplyDelete
    Replies
    1. ồ thì ra thế!

      Cảm ơn còm của bạn.

      Delete
    2. Bà Ba Bá Kiến.June 11, 2013 at 12:43 PM

      Mụ Lee đọc về "Đế hệ thi" và "Phiên hệ thi" nhé. Guk ra cả rổ.
      Bài cũ về Tai Ương, bà có nói sơ bộ đấy!

      Delete
    3. Đọc gồi, nhớ được nhõn hai chữ miên, viễn .... nên có đá đểu tý ở còm trên đó thôi:

      "Nhắc lại, chỉ trực hệ của vua Gia Long trở đi mới được dùng chữ "Nguyễn Phúc" không thôi, và cũng có nghĩa là, trong tương lai triều Nguyễn, chỉ các ông này mới (có thể) được làm vua, nếu triều Nguyễn còn MIÊN VIỄN kéo dài (như ước vọng của bài "Đế hệ thi" chẳng hạn)"

      Delete
  6. Đôi nét về cụ Tôn Thất Đàn.

    Cụ Tôn Thất Đàn là thân sinh các ông Tôn Thất Lang, Nguyễn Phước Tương (đúng ra là Tôn Thất Tương), bà Tôn Nữ Thị Cung (phu nhân GS Bác sĩ ĐVN) và bà Nguyễn thị Ngọc Toản (phu nhân tướng CVK). Ông Tương là con út.

    Lúc còn đương chức Thượng thư Bộ Hình dưới thời Khải Định, cụ cũng "ghê gớm" lắm, câu nói của cụ về sự "làm cỏ" đối với dân Xô Viết Nghệ Tĩnh, nhiều người đã (vì giận ông Tương mà) nhắc lại.

    Năm 1933, cụ Đàn bị vua Bảo Đại bãi chức Hình bộ Thượng thư cùng với 4 cụ Thượng khác, nhưng các cụ đều được an ủi bằng chức “cố vấn nguyên lão viện”, tức là tương đương với "viện IDS" của ông Tương mấy chục năm về sau.

    Còn có chuyện thú vị thế này:

    Năm 1934,Bảo Đại muốn cưới cô Nguyễn Hữu Thị Lan, dân công giáo (người sau này là Nam Phương hoàng hậu).

    Có lẽ ông vua trẻ không thèm hỏi ý kiến các cụ, hoặc có hỏi nhưng ngơ đi, nên cụ "cú" lắm, cụ định "kiến nghị", phá bĩnh chuyện lấy vợ của vua.

    Trích trong cuốn “Bảo Đại, hay là những ngày cuối cùng của vương triều An Nam” (Daniel Grandclément):

    “Tôn Thất Đàn, cựu thượng thư bộ Hình định thảo một kiến nghị có chữ ký của các đại thần đứng đầu các Bộ và các nha phủ quan trọng trong triều yêu cầu Nhà vua nên từ hôn với Nam Phương. Bản thân ông và bạn bè còn nghĩ đến buộc Nam Phương bỏ công giáo theo đạo Phật pha trộn với đạo Lão đang thịnh hành ở Việt Nam nếu cứ lấy Bảo Đại. Vị cựu thượng thư còn nói thêm có một vài vị quan quyền cao đức trọng tỏ ý thà chết còn hơn được thấy việc hôn nhân này vi phạm những nguyên tắc của nhà nước quân chủ”.

    Bấy giờ, Bảo Đại tất nhiên phải "bâng khuâng đứng giữa đôi làn nước", hoặc vợ đẹp (và giàu rất) hoặc .... các cụ "cố".

    Kết cục thì ai cũng biết: cái ý định hăm he của cụ cố (theo cách nhìn bây giờ là vi phạm nhân quyền, vi phạm tự do cá nhân, tự do tôn giáo... ) được Bảo Đại tống vào sọt rác.

    Và cũng cóc có cụ nào lăn ra …. chết.


    ReplyDelete
  7. Lão Ráo- sư-Tương càng ngày càng phơi ra cho thiên hạ thấy cái bản mặt cơ hội, luồn lách thời cuộc để kiếm cơm.

    Đúng là tên Tương lên càng để lâu càng bốc mùi khắm như tương.

    ReplyDelete
  8. Mợ Lee chắc nhầm rồi. Nguyễn Phúc là dòng họ của Chúa Sãi Nguyễn Phúc Nguyên. Tôn Thất (nam)/ Tôn Nữ (nữ) chỉ dõng dõi vua chúa, do Gia Long tức Nguyễn Phúc Ánh quy định sau khi lên ngôi, để nhấn mạnh địa vị dòng họ mình, so với các loại họ Nguyễn khác. Tôn Thất được ghép vào Nguyễn Phúc tạo thành nhãn hiệu riêng của hoàng gia như: Tôn Thất Nguyễn Phúc A, Nguyễn Phúc Tôn Thất B v..v

    Vì lý do muốn đơn giản họ tên hộ tịch, nhưng vẫn muốn khoe "họ vua", nhiều người chỉ dùng Tôn Thất, bỏ Nguyễn Phúc đi. Sau 1945, khi Bảo Đại thoái vị, để tránh bị chỉ trích "phong kiến lạc hậu, phản động", nhiều người lại bỏ Tôn Thất, chỉ lấy Nguyễn Phúc. Họ tên Tai Ương là một trường hợp như thế.

    @ Thanh Tùng: Bạn cứ tự nhiên.

    ReplyDelete
  9. @Lãm: Cảm ơn bác động viên!

    @Vàng: Trở về entry "Lại đây...làm thơ" để nghe Đỏ giảng lại Sử nhá!

    ReplyDelete
  10. Khá nhiều người hiểu đơn giản như cô Đỏ

    Chuyện tiếu lâm: người chết nhầm chứ thầy cúng sao mà nhầm được, hehe...

    Không phủ nhận: Nguyễn Phúc là dòng họ khởi đầu từ Chúa Sãi Nguyễn Phúc Nguyên ....., nhưng điều đó thuộc về giai đọan trước khi Minh Mạng ban chiếu.

    Tôi chỉ nói đến giai đoạn sau khi Minh Mạng ban chiếu do đối tượng nói đến ở đây là ông Tương...và vì sao lại có chuyện Tôn Thất bố và Nguyễn Phước con

    Lưu ý rằng khi đó, những người có họ Nguyễn Phúc ở ngoài Bắc phải đổi thành họ Nguyễn Hựu, gọi là công tánh, tức là họ chung, có người phải đổi thành Nguyện Thuận, chứ không được dùng Nguyễn Phước.

    Trích Hoàng Tộc Lược Biên Xuất Bản năm 1943:

    "Đến triều Vua Minh Mạng (1823), lại phân biệt ra Tôn Thất Nguyễn Phước và Công Tánh Nguyễn Hựu, Tôn Thất Nguyễn Phước là những người đã đi theo Đức Nguyễn Hoàng trong lúc Ngài vào trấn thủ ở Phương Nam, còn những kẻ ở lại ngoài Bắc đều lấy họ Công Tánh Nguyễn Hựu. Hiện bây giờ người ta chỉ để hoặc Tôn Thất hoặc Nguyễn Hựu mà thôi. Ví dụ Tôn Thất Mổ hoặc Nguyễn Hựu Mổ mà thôi".

    Sách Nguyễn Phước tộc giản yếu (1992) cũng cho biết: "Đến triều vua Minh Mạng lại chia trong Hoàng tộc làm Tiền biên và Chánh biên, vì vậy, 9 hệ Nguyễn Phước thời kỳ các chúa Nguyễn được gọi 9 hệ Tôn Thất tiền biên. Các con cháu đều mang họ Tôn Thất".

    Tóm lại, về vụ Nguyễn Phước .... Tương, những người trong Hoàng tộc và nhất là những người trực hệ nhà vua (6 hệ Chánh biên) thì họ có quyền thắc mắc.



    ReplyDelete
  11. Câu trích dẫn của mợ Lee đã nói rõ: "Tôn Thất Nguyễn Phước là những người đã đi theo Đức Nguyễn Hoàng trong lúc Ngài vào trấn thủ ở Phương Nam" Vậy Tôn Thất và Nguyễn Phước đâu phân biệt ngoại-nội. Phụ nữ dù dòng dõi vua chúa, khi lấy chồng thì con cái đều theo họ chồng cả.

    Đế hệ là con cháu của vua Minh Mạng. Phiên hệ là con cháu của hoàng huynh, hoàng đệ của Minh Mạng. Hai bên là anh em con chú bác hoàng gia với nhau. Ví dụ Vĩnh Thụy (Bảo Đại) và Cường Để. Cả 2 đều mang họ Nguyễn Phúc.

    ReplyDelete
  12. Thì có ai nói khác đâu? Tớ đâu có nói gì đến phụ nữ mà phân ra ngoại - nội?

    Ta phải công nhận tiên đề này đã:

    a. Các ông là "tôn thất" đã có từ tám hoánh

    b. Họ Tôn Thất chỉ có từ thời Nguyễn và cụ thể là sau thời điểm Minh Mạng ban chiếu.

    Trăm sự tại cụ Minh Mạng, cụ khỏe và đẻ cho lắm vào (nhất dạ, lục giao, ngũ tử) rồi cụ phải tìm cách "phân loại".

    Từ cách phân chia của cụ, thực tế bây giờ nó ra thế này:

    1. Đầu tiên ta có tập hợp Nguyễn Phước

    2. Trong đó có các tập con ( Tôn Thất, Nguyễn Hựu và Nguyễn Thuận và ..... phần còn lại), trong đó:

    + Tôn Thất: tập hợp "Nguyễn Phước" theo chúa Nguyễn Hoàng vào Nam ( gồm 9 đời chúa, "gọi là 9 hệ Tôn Thất tiền biên. Các con cháu đều mang họ Tôn Thất")

    + Nguyễn Hựu: tập hợp "Nguyễn Phước" ở lại Bắc

    + Nguyễn Thuận: tập hợp "Nguyễn Phước" bị coi là đã từng phản nghịch chúa Nguyễn.

    + Phần còn lại: Phần còn lại là gì? Cụ Minh Mạng không có chỉ đạo cụ thể.

    Nhưng xin thưa, phần còn lại chính là Nguyễn Phước xịn, Nguyễn Phước chính tông (chữ chánh tông này không phải tôi viết đùa, mà là triều đình duyệt y đấy, tông = dòng )

    Phần còn lại này, chỉ gồm trực hệ của vua Gia Long trở đi mà thôi, tổng số 13 đời vua, như đã nói.

    Ông Tương thuộc tập hợp nào? Ông phải cùng tập hợp với ông bố và anh chứ. Ông không thể thuộc "phần còn lại"

    Khà khà, cụ Minh Mạng chưa yên tâm. Trong cái phần còn lại cụ lại tiếp tục phân loại.

    Đó chính là các bài "Đế hệ thi" và "Phiên hệ thi" cô Ba Bá Kiến ạ.

    (Có khách, tạm dừng)

    ReplyDelete
  13. Hóa ra ráo xư Tương mà không theo lệnh của tổ tông thì là thằng nghịch tử à
    Tự ý đổi hiệu từ Tôn Thất thành Nguyễn Phước...xem ra phải lôi ra Ngọ Môn mà chém rồi, may mà đang ở thời đại Hồ Chí Minh chứ không phải là thời của NGuyên gia chứ không thì đầu Tương Lai cắm cọc ngoài chợ vì khi quân rồi

    ReplyDelete
  14. @Lee: Thôi, cữ nghĩ thế này cho đơn giản đi: VN không có họ Tôn Thất, nó chỉ là dấu ấn vua chúa phong kiến. Khi thời vua chúa đi qua, thì Tôn Thất phải trở về nguyên quán họ tên cũ, tức Nguyễn Phúc. Được không?

    @Long: Đỏ nghĩ chuyện đổi họ thay tên không quan trọng. Vấn đề ở đây chỉ bàn bản chất con người Tương Lai thôi.

    ReplyDelete
  15. Có thể trở về họ cũ, nhưng cũng sẽ phát sinh các rắc rối về lịch sử, về gia phả, khai sinh, .... khác đếch gì vụ ... đổi tên nước vũ như cẩn mà cô đã có entry. Nhưng cô Đỏ phải hỏi bọn chúng (Nguyễn Phước, Tôn Thất ... ) ấy chứ, mụ Lee không lan can.

    Mụ Lee chỉ có một người bạn học cấp III có họ Nguyễn Phước, chính hãng. Và từng lòng thòng với một Công Tằng Tôn Nữ XYZ. Điều oái oăm nhất, ác liệt cực kỳ khó hiểu (đến giờ vẫn chưa ngộ) là em Công Tằng này lại ... lai Mẽo - Việt.

    ReplyDelete
  16. Sau 45, phong kiến bị oánh phá ác liệt nên bỏ họ Tôn Thất được hoan nghênh mà. Từ 45-75, đất nước loạn lạc liên miên, việc quản lý họ tên hộ tịch không chặt chẽ như bây giờ nên việc thay đổi rất dễ dàng, thậm chí nhiều người còn khai sụt tuổi để trốn lính.

    Việc Công Tằng Lai Mỹ thì có thể cô Tôn nữ lấy ông Tây nào đó, sau ông ta về nước biệt tích nên con theo họ mẹ

    ReplyDelete

Chèn link liên kết: Tên_link
Thêm hình: [img]link hình[/img]
Thêm clip: [youtube]link youtube]